RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phương thức tự sát và cách phòng ngừa
Có nhiều phương thức tự sát, sau đây liệt kê một số phương thức hay gặp nhất:
Làm ngạt: sử dụng túi ni lông, ngủ trong phòng kín,làm hở van khí gas, nhảy xuống nước, thắt cổ…
- Mất máu: Rạch cổ tay hoặc cổ họng, cắn lưỡi.
- Dùng súng hoặc dao,kéo/ vật sắc nhọn.
- Tự thiêu/ điện giật.
- Chấn thương đụng dập: Nhảy từ cửa sổ, nhảy cầu thang, nhảy lầu.Nằm trên đường ray tàu hỏa, nhảy vào đầu xe ô tô …
- Sử dụng thuốc quá liều, thuốc độc (thuốc ngủ,ma túy, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc chống sốt rét, thạch tín, thuốc chuột…)
- Không ăn uống( tuyệt thực).
Việc sử dụng phương thức nào tùy thuộc hoàn cảnh và điều kiện sinh sống cụ thể của người có ý định tự sát, nên việc theo dõi phòng chống tự sát cần căn cứ trên các điều kiện cụ thể.
Người có ý nghĩ tự sát có những biểu hiện gì? (Các dấu hiệu nhận biết):
Trước khi phòng ngừa, cần phải tiên lượng/ dự đoán trước nguy cơ có thể xảy ra tự sát. Những nỗ lực của việc phòng ngừa tự sát thường ít thành công nếu như không được dự đoán từ trước. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của một cá nhân :
Có trong nhóm nguy cơ đã nêu ở trên.
- Có dấu hiệu của trầm cảm: (buồn chán, hay mệt mỏi, giảm các hứng thú các thói quen cũ), lo lắng, tuyệt vọng, ý nghĩ bị tội, bất tài vô dụng, nghĩ mình xấu xa, mất ngủ. Cần đặc biệt chú ý những trường hợp mất ngủ kéo dài, thờ ơ với bản thân hoặc xung quanh, nghĩ mình đầy tội lỗi,xấu xa, nghĩ mình mắc bệnh nặng.
- Có các dấu hiệu của hoang tưởng, ảo giác: nghe thấy có tiếng nói trong đầu; nghĩ có người gắn chip điều khiển, theo dõi, làm hại; đầu độc; nghĩ có người xui khiến, ma quỷ/thánh thần nhập; thấy ma quỷ/người chết.
- Lo âu quá nhiều.(lo nghĩ quá nhiều)
- Có ý định tang trữ, cất dấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát: tích thuốc ngủ, dấu dao/dao lam, chuẩn bị dây ….
- Đột ngột có những hành vi bất thường: dặn dò người thân con cái; mặc quần áo, tắm rửa sạch sẽ dù không có kế hoạch ra ngoài; tự nhiên trò chuyện vui vẻ với mọi người sau thời gian dài không giao tiếp với xung quanh. Các dấu hiệu này thường đi kèm với các nguy cơ ở nhóm A và có biểu hiện của trầm cảm trước đó.
Làm gì khi gặp một người có ý định tự sát:
Sau đây là một số tình huống cũng như cách giải quyết khi gặp một người có ý định tự sát. Cần lưu ý là những ý kiến dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, không phải là hướng dẫn cụ thể. Đối với mỗi trường hợp, cần có sự khéo léo và dung hòa các quyết định.
Những sai lầm thường gặp:
Nghĩ là một người khi nó tới tự tử thì hiếm khi họ dám thực hiện? Không. Một số trường hợp khi họ đã nghĩ tới việc tự sát, trong tâm trí của họ chỉ chăm chăm thực hiện hành vi tự sát, ý nghĩ này là ưu tiên số 1 của họ, họ sẽ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
- Nói chuyện với một người có ý định tự sát sẽ làm cho họ nhanh chóng chuyển thành hành động tự sát? Sai lầm, nhiều trường hợp, sau khi nói chuyện với người khác và được chia sẻ đúng đắn, có thể người đó sẽ bỏ ý nghĩ tự sát.
- Xem thường/ hạ thấp/ cười nhạo/thách thức ý nghĩ tự sát? Đây có thể ví như 1 con dao 2 lưỡi. Ở 1 số trường hợp, nó có thể giúp cho người đang có ý nghĩ tự tử từ bỏ ý nghĩ này. Tuy nhiên, đại đa số trường hợp, chính thái độ xem thường hay cười nhạo ý nghĩ tự tử càng làm cho một người nhanh chóng thúc đẩy ý nghĩ thành hành động mau hơn.
- Ý nghĩ tự sát thì không thể hết được, không thể điều trị được? Dựa theo nguyên nhân dẫn tới tự sát, các bác sỹ và cán bộ tâm lý có thể giúp đỡ điều trị những trường hợp này. Tuy đa phần căn nguyên do các yếu tố tâm lý nhưng người ta cũng nhận thấy các thuốc cũng có tác dụng rất tốt trong mọi nguyên nhân. Việc nâng đỡ tâm lý là yếu tố tích cực để phòng chống việc ý nghĩ tự tử tái phát.
Các nguyên tắc chung
Dù là bất kỳ một nguyên do nào, ý nghĩ tự tử cũng là một cấp cứu của chuyên khoa Tâm thần. Tốt nhất, bạn hãy tới bệnh viện có chuyên khoa Tâm thần để được tư vấn về việc điều trị.
- Việc can thiệp( thuốc hay tâm lý) phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
- Không được bỏ sót bất kỳ một dấu hiệu nào chỉ điểm cho ý nghĩ tự sát, luôn tiên lượng khả năng tự sát có thể gặp ở mọi trường hợp.
- Việc điều trị kết hợp nhiều liệu pháp: thuốc, trị liệu tâm lý …
- Đối với các nguyên nhân tâm lý, việc trị liệu tâm lý đơn thuần có thể được áp dụng. Trị liệu tâm lý giúp cho có tác dụng nâng đỡ tâm lý, đồng thời cung cấp những kỹ năng để bệnh nhân ứng phó với những stress có thể xảy ra. Qua đó, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
- Việc trị liệu bằng thuốc là bắt buộc với các trường hợp còn lại. Đặc biệt là nhóm nguyên nhân do những ám ảnh, hoang tưởng dai dẳng, những bệnh nhân có ý nghĩ tự tử nhiều lần. Các trường hợp sau đây là bắt buộc phải điều trị: tâm thần phân liệt, tự sát với hành vi hung tính, tự sát kèm với những toan tính khác.
- Việc điều trị duy trì là cần thiết. Thời gian điều trị duy trì phụ thuộc vào căn nguyên của bệnh.
- Các trường hợp chống đối điều trị phải có sự đồng thuận từ một người thứ ba bằng văn bản: một bác sỹ khác(có thể không phải chuyên khoa tâm thần), người thân hoặc bạn bè của bệnh nhân (một người có suy nghĩ và hành động vì quyền lợi của bệnh nhân). Điều này được áp dụng cho những trường hợp bắt buộc phải điều trị đã nêu trên.
BS Nguyễn Khắc Dũng
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023