RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nhận biết học sinh trong tình trạng có nguy cơ tự sát
Nhận dạng sự lo buồn:
Bất cứ thay đổi đột ngột nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự có mặt ở trên lớp và hành vi trẻ hoặc trẻ vị thành niên đều phải được xem xét rất nghiêm túc:
- Thiếu quan tâm đến các hoạt động thường ngày.
- Suy giảm các kết quả học tập.
- Nỗ lực bị giảm sút.
- Mất tập trung trong lớp học.
- Liên tục vắng mặt mà không có lý do.
- Hút thuốc, uống rượu quá nhiều, lạm dụng ma tuý (kể cả cần sa).
- Gây ra các rắc rối cảnh sát phải can thiệp và đã từng gây bạo lực trong nhà trường.
Các nhân tố này giúp nhận ra học sinh có nguy cơ bị lo buồn về mặt xã hội và tâm thần. Những đứa trẻ này có thể có các ý tưởng tự sát và cuối cùng sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
Nếu như các giáo viên hoặc các cán bộ tư vấn nhà trường nhận ra bất cứ dấu hiệu nào thì nên báo ngay cho nhóm chuyên trách của nhà trường để tiến hành đánh giá toàn diện học sinh đó, vì các yếu tố này thường là biểu hiện của những lo buồn trầm trọng và kết cục thậm chí dẫn đến hành vi tự sát ở một số trường hợp.
Đánh giá nguy cơ tự sát
Khi đánh giá nguy cơ tự sát, nhân viên nhà trường nên nhận thức rõ là vấn đề luôn rất phức tạp, đa dạng.
Các lần tự sát không thành trước đó
Tiền sử những lần tự sát trước kia là một trong những nhân tố nguy cơ quan trọng nhất. Trẻ trong trạng thái lo buồn có khuynh hướng lặp lại hành động tự sát của họ.
Trầm cảm
Một nhân tố nguy cơ quan trọng khác là trầm cảm. Việc chẩn đoán trầm cảm là việc của các bác sĩ đa khoa hay bác sĩ tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, nhưng giáo viên và nhân viên nhà trường phải luôn nhận biết được tính đa dạng của các triệu chứng tạo thành một phần của bệnh trầm cảm.
Khó khăn khi đánh giá trầm cảm là các giai đoạn chuyên đổi tự nhiên của trẻ vị thành niên lại có những đặc điểm giống với bệnh trầm cảm.
Vị thành niên là giai đoạn bình thường, trong suốt chặng đường phát triển này một số đặc điểm như không tin tưởng vào bản thân, chán nản, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ là rất phổ biến. Đây cũng là những đặc điểm phổ biến của bệnh trầm cảm, nhưng những điều này không gây hậu quả gì trừ khi chúng kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Khi so sánh với người lớn trầm cảm, trẻ trầm cảm có khuynh hướng ăn, ngủ nhiều hơn.
Các suy nghĩ trầm cảm có thể xuất hiện ở tuổi vị thành niên và phản ánh quá trình phát triển bình thường, khi trẻ luôn phải lo lắng về các vấn đề hiện sinh. Cường độ của suy nghĩ tự sát, chiều sâu suy nghĩ, khoảng thời gian, hoàn cảnh các ý tưởng này nảy sinh và việc không thể làm cho trẻ sao nhãng (suy tưởng tự sát tồn tại dai dẳng) là cái để phân biệt trẻ khoẻ mạnh bình thường với trẻ đang có biểu hiện khủng hoảng tự sát.
Tình huống nguy cơ
Một nhiệm vụ quan trọng khác là phải nhận biết các tình huống môi trường và sự cố trong cuộc đời (như đã nói ở trên) thúc đẩy ý muốn tự sát và do vậy làm tăng nguy cơ tự sát.
HỌC SINH TỰ SÁT NÊN ĐƯỢC QUẢN LÝ Ở NHÀ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
Việc nhận ra học sinh đang trong trạng thái lo buồn, cần sự giúp đỡ thường không khó khăn gì, nhưng phản ứng và đáp ứng với trẻ em và trẻ vị thành niên có ý tưởng tự sát như thế nào thì thực sự rất khó khăn.
Một số nhân viên nhà trường đã học cách đối xử với học sinh có biểu hiện lo buồn và muốn tự sát một cách rất nghiêm túc và nhạy cảm, trong khi đó một số khác lại không như vậy. Kỹ năng của nhóm nhân viên thứ hai này nên được nâng cao hơn. Phải có được sự cân bằng khi tiếp xúc với học sinh tự sát. Đó là sự cân bằng giữa khoảng cách và sự gần gũi, giữa sự cảm thông và tôn trọng.
Nhận biết và quản lý khủng hoảng tự sát ở học sinh có thể gây ra tranh cãi giữa giáo viên và các nhân viên nhà trường khi họ thiếu các kỹ năng chuyên biệt cần thiết. Họ thiếu thời gian, hoặc sợ phải đối mặt với các vấn đề tâm lý của chính mình.
Phòng ngừa chung: trước khi diễn ra hành động tự sát
Khía cạnh quan trọng nhất của bất cứ phòng ngừa tự sát nào là sớm phát hiện trẻ em/ trẻ vị thành niên có lo buồn hoặc đang có nguy cơ tự sát cao. Để đạt được mục tiêu này, đặc biệt cần chú ý đến các tình huống của nhân viên nhà trường và các học sinh cần được quan tâm. Rất nhiều các chuyên gia cho rằng việc giáo dục trẻ về tự sát một cách không úp mở là không khôn ngoan gì. Hơn thế, người ta khuyến cáo rằng các vấn đề liên quan đến tự sát nên được thay bằng dạy cách có được sức khoẻ tinh thần lành mạnh.
Củng cố sức khoẻ tinh thần cho giáo viên và nhân viên nhà trường
Đầu tiên, đảm bảo sức khoẻ và cân bằng của giáo viên và các nhân viên nhà trường khác là rất cần thiết. Đối với họ, nơi làm việc có thể trở thành nơi xảy ra các hiện tượng: phản ứng gây gổ, và thậm chí thi thoảng là bạo lực. Bởi vậy, họ cần có tài liệu cung cấp thông tin để tăng cường sức hiểu biết và đưa ra các cách phản ứng cho phù hợp trước các căng thẳng tâm thần hoặc các bệnh lý tâm thần có thể có của bản thân học sinh và các đồng nghiệp của họ. Nếu cần thiết, họ cũng cần phải tiếp cận để cùng hỗ trợ và điều trị.
Lạc quan tự tin vào bản thân giúp ngăn ngừa trẻ em và trẻ vị thành niên khỏi lo buồn và chán nản, giúp giải quyết thoả đáng các khó khăn và tình huống cuộc sống căng thẳng.
Để củng cố hơn sự lạc quan tin tưởng bản thân ở trẻ em/ trẻ vị thành niên có thể sử dụng rất nhiều biện pháp.
Sau đây là một số biện pháp tiếp cận:
- Những trải nghiệm cuộc sống lạc quan có thể giúp xây dựng một tính cách lạc quan ở trẻ nên được nhấn mạnh. Chúng giúp tăng cơ hội để trẻ tự tin vào bản thân hơn trong tương lai.
- Không nên liên tục, bắt trẻ em/ trẻ vị thành niên phải làm việc nhiều hơn và tốt hơn.
- Người lớn nói yêu thương trẻ vẫn chưa đủ, mà trẻ cần phải cảm thấy được yêu. Có sự khác biệt rất rõ giữa được yêu và cảm thấy được yêu thương.
- Chúng ta không những chấp nhận trẻ mà còn phải biết yêu thương trẻ. –
- Chúng phải cảm thấy sự hiện hữu của chúng đã là điều đặc biệt.
Trong khi sự cảm thông có tác dụng ngăn cản thì thấu cảm lại củng cố sự tôn trọng bản thân của trẻ, vì ở đây sự đánh giá không được xét đến. Tự chủ và làm chủ là nền móng trong quá trình phát triển tính tự trọng thời thơ ấu.
Sự tôn trọng của trẻ em/ trẻ vị thành niên phụ thuộc vào sự phát triển các kỹ năng thể chất, xã hội và việc làm của trẻ. Để có được sự tự tin hơn nữa, trẻ cần phải- thiết lập sự độc lập dứt khoát khỏi gia đình và bạn cùng lứa; Có khả năng quan hệ với bạn khác giới; chuẩn bị công việc tự nuôi sống bản thân và thiết lập một triết lý cuộc sống có ý nghĩa và khả thi.
Giới thiệu đào tạo các kỹ năng cuộc sống, lúc đầu sẽ do các chuyên gia tới giới thiệu và sau đó sẽ trở thành một phần trong chương trình giảng dạy thường xuyên. Đây là chiến lược rất có tác dụng. Chương trình nên chuyển tải kiến thức đến các học sinh nhóm tuổi này về cách hỗ trợ và nếu cần thiết làm thế nào để tìm được sự giúp đỡ của người lớn.
Hệ thống giáo dục cũng nên chú ý tăng cường bồi dưỡng nhân cách vững mạnh của từng học sinh.
Thúc đẩy để trẻ đến trường học một cách ổn định và liên tục cũng là mục đích quan trọng khác.
Phát triển sự biểu đạt cảm xúc
Trẻ em/ trẻ vị thành niên nên được giáo dục cách thể hiện cảm xúc một cách nghiêm túc và được khuyến khích tin tưởng vào bố mẹ, người lớn như: thầy cô giáo, bác sỹ, y tá nhà trường, bạn bè, huấn luyện viên…
Ngăn ngừa sự ức hiếp, bạo lực trường học
Trong hệ thống giáo dục, cần phải có nhiều biện pháp chuyên biệt để ngăn ngừa các hành vi ức hiếp, bạo lực trong và xung quanh trường học để tạo nên một môi trường an toàn, đầy bao dung.
Cung cấp thông tin về các cơ sở y tế.
Luôn đảm bảo là có sẵn các loại dịch vụ chuyên biệt bằng cách thông báo rộng rãi số điện thoại: ví dụ đường dây cấp cứu, trợ giúp khẩn cấp và số điện thoại cấp cứu tâm thần cho học sinh, thanh niên biết.
Can thiệp khi xác định được nhân tố nguy cơ tự sát.
Hầu hết các trường hợp trẻ em/ trẻ vị thành niên lo buồn hay có yếu tố nguy cơ tự sát đều có vấn đề khó khăn trong giao tiếp. Do vậy, việc thiết lập đối thoại với trẻ lo buồn hoặc có hành vi tự sát là rất quan trọng.
Giao tiếp
Bước đầu tiên trong phòng ngừa tự sát bao giờ cũng là giao tiếp chân thành. Trong quá trình đi đến tự sát, giao tiếp giữa trẻ có hành vi tự sát và những người xung quanh là cực kỳ quan trọng Thiếu giao tiếp và đổ vỡ trong hệ thống quan hệ gây ra những kết cục sau:
- Sự im lặng và căng thẳng. Người lớn lo sợ sẽ làm kích động trẻ em hoặc trẻ vị thành niên hành động tự sát khi nói chuyện về ý muốn và các thông điệp vệ tự sát của chúng. Đó thường là lý do dẫn đến sự im lặng và thiếu đối thoại.
- Sự mâu thuẫn trong thái độ. Rất dễ hiểu là sự đối phó của người lớn với các thông điệp tự sát của trẻ em/ trẻ vị thành niên càng làm cho bất đồng tâm lý của họ trở nên nghiêm trọng hơn. Căng thẳng tâm lý trong cuộc đối đầu với trẻ em/ trẻ vị thành niên bị lo buồn hoặc có hành vi tự sát thường rất nặng nề, kéo theo một loạt các phản ứng xúc cảm. Ở một vài trường hợp, các vấn đề xúc cảm không được giải quyết của người lớn có thể xuất hiện nổi bật khi giao tiếp với trẻ/ trẻ vị thành niên có hành vi tự sát. Những vấn đề này có thể được thấy rõ trong số nhân viên nhà trường - họ thường có trạng thái tâm lý 2 chiều đối ngược: rất muốn giúp đỡ nhưng đồng thời lại không sẵn sàng hoặc không thể giúp đỡ học sinh có hành vi tự sát - có thể dẫn tới lảng tránh đối thoại.
- Gây gổ trực tiếp/ gián tiếp. Sự bực dọc của người lớn có lúc lớn đến nỗi phản ứng cuối cùng của họ với trẻ em hoặc trẻ vị thành niên đang lo buồn hoặc có hành vi tứ sát là sự kích động ngôn ngữ hoặc kích động vận động, xúc cảm...
- Cần phải hiểu rằng giáo viên không phải chỉ có một mình trong quá trình giao tiếp, và việc học tốt cách giao tiếp là rất quan trọng. Đối thoại cần được thiết lập và điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống. Trước tiên và là điều tiên quyết, đối thoại hàm ý để nhận biết tính cách trẻ em/ trẻ vị thành niên và nhu cầu cần giúp đỡ của chúng.
Trẻ em/ trẻ vị thành niên bị lo buồn hoặc có nguy cơ tự sát thường luôn nhạy cảm với giao tiếp của người khác. Bởi vì chúng luôn thiếu quan hệ tin tưởng với gia đình và bạn bè trong suốt thời gian chúng lớn, chúng đã phải trải qua sự thiếu quan tâm, tôn trọng hoặc thậm chí không có cả tình yêu thương. Sự tăng nhạy cảm của trẻ có ý tưởng tự sát rất rõ ràng ở cả giao tiếp bằng lời nói và phi lời nói. Ở đây, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn như lời nói. Tuy nhiên, người lớn không nên nản trí khi trẻ em/ trẻ vị thành niên lo buồn và có hành vi tự sát không muốn nói chyện với họ. Thay vào đó, họ nên nhớ rằng thái độ tránh giáo tiếp thường là dấu hiệu thiếu tin tưởng người lớn.
Trẻ em/ trẻ vị thành niên tự sát cũng thể hiện tính hai chiều trái ngược rõ rệt về việc nên chấp nhận hay từ chối sự giúp đỡ dành cho chúng, cũng như việc nên sống hay chết. Sự mâu thuẫn này có tác dụng rõ rệt đến hành vi tự sát của trẻ, đó là sự thay đổi rất nhanh từ tìm kiếm giúp đỡ đến từ chối và có thể dễ dàng bị hiểu sai bởi những người khác.
Cải thiện kỹ năng của nhân viên nhà trường
Việc này có thể tiến hành bằng các khoá học đặc biệt nhằm cải thiện sự giao tiếp giữa trẻ lo buồn/ tự sát và các giáo viên, tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về nguy cơ tự sát. Đào tạo tất cả nhân viên nhà trường khả năng nói chuyện với nhau và với học sinh về cuộc sống, về cái chết, nâng cao kỹ năng của họ trong nhận dạng lo âu, trầm cảm và hành vi tự sát, và tăng cường sự hiểu biết rằng sẵn sàng giúp đỡ là phương thức tối quan trọng trong phòng ngừa tự sát.
Các mục tiêu rõ ràng và những phạm vi chính xác như đã được xác định trên sách hướng dẫn về phòng ngừa tự sát là những công cụ quan trọng trong công việc đào tạo này.
Việc chuyển đến các chuyên khoa
Can thiệp có tính quyết định, đúng lúc, đúng thẩm quyền, ví dụ như đưa trẻ tự sát đến bác sĩ đa khoa, bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc phòng cấp cứu, sẽ có thể cứu vãn cuộc sống của trẻ.
Để có hiệu quả, các dịch vụ sức khoẻ giành cho trẻ cần phải có tính hấp dẫn, dễ tiếp cận, và trẻ không cảm thấy xấu hổ, mặc cảm hay bị coi thường khi đến đó. Học sinh lo buồn/ tự sát nên được nhân viên nhà trường giới thiệu với tư cách cá nhân và nhanh chóng đến nhóm các bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội, và nhà đại diện luật pháp có nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em. Việc chuyển học sinh đến hệ thống chăm sóc sức khoẻ một cách chủ động, tích cực như vậy sẽ giúp ngăn ngừa học sinh bỏ trốn trong quá trình thuyên chuyển. Việc bỏ khám có thể xảy ra nếu việc khám bệnh chỉ được tiến hành bằng giấy tờ thư tín.
Loại bỏ các phương tiện tự sát khỏi khu vực sống của trẻ em, trẻ vị thành niên có lo buồn và toan tự sát.
Các hình thức giám sát và vứt bỏ hoặc cho vào tủ khoá các loại thuốc nguy hiểm, súng, thuốc sâu, chất nổ, dao... ở trường học, ở nhà và các nơi khác là các biện pháp quan trọng cứu sống các trẻ này. Song chỉ những biện pháp này không đủ ngăn ngừa tự sát lâu dài cho nên đồng thời phải có các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý.
Khi tự sát xảy ra
Thông báo nhân viên nhà trường và học sinh
Trường học phải có kế hoạch khẩn cấp thông báo cho nhân viên trường học, đặc biệt là giáo viên, bạn học và cả bố mẹ khi phát hiện ra học sinh đã thử thực hiện xong hành vi tự sát vơi mục đích ngăn ngừa các hành động tự sát theo nhóm. Xu hướng của trẻ và trẻ vị thành niên định tự sát muốn hoà đồng, bắt chước các phương pháp tự sát mà nhiều người đã từng thử hay tự sát rồi sẽ gây ra ảnh hưởng dây truyền.
Phát hiện ra tất cả học sinh có ý tưởng tự sát là rất quan trọng, cả học sinh cùng lớp hay khác lớp. Tuy nhiên, tự sát tập thể có thể kéo theo không chỉ những trẻ em/ trẻ vị thành niên đã biết nhau mà thậm chí cả những trẻ đã sống xa nhau từ lâu hoặc là trẻ hoàn toàn không quen biết với các nạn nhân đã tự sát đều có thể đồng hoá và bắt chước các hành vi của chúng và kết quả là có thể dẫn đến tự sát.
Bạn học, nhân viên nhà trường và bố mẹ nên được thông báo đầy đủ về tự sát hoặc là toan tự sát của học sinh và sự lo buồn đã gây ra các hành động như vậy cần phải được xem xét giải quyết.
TÓM TẮT KHUYẾN NGHỊ
Tự sát không phải là một biến cố bất ngờ khó hiểu: các học sinh có ý tưởng tự sát bộc lộ cho những người xung quanh thấy đủ các dấu hiệu báo trước và cơ hội để can thiệp. Trong công tác dự phòng tự sát, các giáo viên và nhân viên khác của nhà trường phải đối mặt với 1 công việc có tầm quan trọng chiến lược, trong đó những điểm cốt lõi là:
- Phát hiện học sinh có các rối loạn nhân cách và trợ giúp học sinh đó về tâm lý.
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó hơn với thanh niên bằng cách nói chuyện với chúng, cố gắng hiểu và giúp đỡ chúng.
- Giảm bớt lo buồn cho học sinh.
- Theo dõi và nhận biết sớm các thông điệp về tự sát qua cách nói chuyện hay sự thay đổi trong hành vi của trẻ.
- Giúp đỡ học sinh trốn học.
- Xoá bỏ các mặc cảm và khinh miệt về bệnh tâm thần và giúp loại trừ việc lạm dụng rượu và ma túy.
- Gửi học sinh đi điều trị rối loạn tâm thần và lạm dụng rượu, ma túy.
- Hạn chế học sinh tiếp xúc với các phương tiện có thể tự sát - thuốc độc, thuốc gây chết người, thuốc trừ sâu, súng và các vũ khi khác...
- Cung cấp cho giáo viên và các nhân viên và các nhân viên nhà trường cách tiếp xúc với các phương pháp giảm căng thẳng ngay ở nơi làm việc của họ.
Tài liệu được cung cấp bởi WHO
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ