RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Quản lý bệnh nhân tự sát
Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc vói ý nghĩ tự sát dù là mơ hồ, vẫn có thể có đủ cơ hội để biểu lộ những suy nghĩ và cảm xúc đó trước các thầy thuốc có sự quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, một cơ hội cho việc theo dõi thêm nữa sẽ không có, đặc biệt nếu bệnh nhân không đủ sự hỗ trợ của xã hội. Bất kể hình thức nào, cảm xúc của bệnh nhân tự sát thường là một bộ ba: không nơi nương tựa, không có khả năng và sự tuyệt vọng. Có ba trạng thái phổ biến là:
1. Tính 2 chiều trái ngược: Phần lớn bệnh nhân tự sát có cảm xúc 2 chiều trái ngược cho đến khi chết. Có sự đấu tranh bất phân thắng bại giữa ước muốn và muốn chết. Nếu sự mâu thuẫn đó được các bác sĩ nhận biết và làm tăng ước muốn sống, thì nguy cơ tự sát có thể được giảm đi.
2. Tính xung đột: Tự sát là một hiện tượng có tính chất xung động và sự xung động có bản chất là nhất thời, thoáng qua. Nếu có sự hỗ trợ ngày khi có xung động, nguy cơ tự sát có thể được giảm bớt.
3. Cứng nhắc: Người tự sát thường bó hẹp sự suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình. Lý lẽ của họ được phân thành hai thái cực hoặc là thế này hoặc là thế kia. Bằng cách thăm dò một số khả năng có thể thay thế cái chết, thầy thuốc thận trọng cho bệnh nhân nhận ra rằng có những lựa chọn khác, mặc dù chúng không phải là lý tưởng.
Tranh thủ sự hỗ trợ
Thầy thuốc cần đánh gía các hệ thống hỗ trợ sẵn có, xác định một người bà con, bạn bè, người quen hoặc người khác là những ngưòi sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân và yêu cầu sự giúp đỡ của họ.
Giao kèo
Ghi "Không tự sát" vào trong giao kèo là một kỹ thuật thường dùng trong ngăn ngừa tự sát. Những người thân của bệnh nhân có thể cùng thương lượng giao kèo. Việc thương lượng giao kèo có thể tiến hành thảo luận những vấn đề liên quan khác nhau. Phần lớn các bệnh nhân tôn trọng lời hứa đã gửi tới bác sĩ. Giao kèo chỉ thích hợp khi bệnh nhân kiểm soát được các hành động của họ.
Trong trường hợp không có rối loạn tâm thần nặng hoặc ý định tự sát, thầy thuốc có thể tiến hành và sắp xếp điều trị thuốc, thường là thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (nhận thức hành vi). Phần lớn bệnh nhân có kết quả tốt khi duy trì được các buổi tiếp xúc được thiết kế đáp ứng với các nhu cầu của mỗi cá thể.
Trừ việc điều trị các bệnh nằm bên dưới, ít người đòi hỏi hỗ trợ dài hơn 2 hoặc 3 tháng và việc hỗ trợ cần tập trung tạo ra hy vọng, kích lệ sự độc lập và giúp bệnh nhân học các cách khác nhau để đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.
CHUYỂN ĐẾN CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA
Khi nào chuyển bệnh nhân
Bệnh nhân cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần khi họ có:
. Một rối loạn tâm thần
. Một tiền sử doạ tự sát
. Một gia đình có tiền sử tự sát, nghiện rượu và rối loạn tâm thần.
. Thể trạng kém
. Không có sự hỗ trợ của xã hội
Chuyển như thế nào
Sau khi quyết định chuyển bệnh nhân, thầy thuốc cần phải:
. Dành thời gian giải thích cho bệnh nhân lý do phải chuyển
. Làm giảm lo lắng về sự phân biệt đối xử và về thuốc hướng thần
. Làm rõ rằng thuốc và tâm lý liệu pháp là có hiệu quả
. Nhấn mạnh rằng chuyển không có nghĩa là "bỏ rơi"
. Sắp xếp một cuộc gặp gỡ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần
. Sắp xếp thời gian cho bệnh nhân sau cuộc gặp của anh ấy hoặc chị ấy với bác sĩ chuyên khoa tâm thần
. Đảm bảo rằng tiếp tục liên hệ với bệnh nhân
Khi nào cho bệnh nhân nhập viện
Có một số chỉ định nhập viện ngay lập tức
. Tái diễn ý nghĩ tự sát
. Ý định tự sát mãnh liệt và dự định trong một tương lai gần (trong vài giờ vài ngày tới)
. Kích động hoặc hoảng sợ
. Có một kế hoạch sử dụng phương pháp mãnh liệt và trực tiếp để tự sát.
Cho bệnh nhân nhập viện như thế nào
. Không bỏ bệnh nhân một mình
. Sắp xếp việc nhập viện
. Sắp xếp chuyển bệnh nhân tới bệnh viện bằng xe cứu thương hoặc xe cảnh sát
. Thông tin tới nhà chức trách liên quan và gia đình
TÓM TẮT CÁC BƯỚC TRONG NGĂN NGỪA TỰ SÁT
Bảng dưới đây tóm tắt các bước chính cho việc đánh giá và quản lý bệnh nhân khi thầy thuốc nghi ngờ hoặc phát hiện một nguy cơ tự sát.
Nguy cơ tự sát: phát hiện, đánh giá và kế hoạch hành động
Nguy cơ tự sát | Biểu hiện | Đánh giá | Hành động |
0 | Không lo buồn | ||
1 | Rối loạn cảm xúc | Tìm hiểu về ý nghĩ tự sát | Lắng nghe với sự thấu cảm |
2 | Ý nghĩ mơ hồ về cái chết | Tìm hiểu về ý nghĩ tự sát | Lắng nghe với sự thấu cảm |
3 | Các ý tưởng tự sát lờ mờ | Đánh giá ý định (kế hoạch và biện pháp) | Thăm dò các khả năng, xác định sự hỗ trợ |
4 | Ý nghĩ tự sát, nhưng không có rối loạn tâm thần | Đánh giá ý định (kế hoạch và biện pháp) | Thăm dò các khả năng, xác định sự hỗ trợ |
5 | Ý nghĩ tự sát và rối loạn tâm thần hoặc sang chấn gây căng thẳng mãnh liệt | Đánh giá ý định (kế hoạch và biện pháp) | Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần |
6 | Ý nghĩ tự sát và có rối loạn tâm thần hoặc sang chấn gây căng thẳng mãnh liệt trong cuộc sống hoặc bối rối, dễ bị kích động và doạ tự sát. | Làm một giao kèo ở lại với bệnh nhân (ngăn ngừa sự tiếp cận phương tiện) | Nhập viện |
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ