RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Tự sát và các rối loạn tâm thần
Phát hiện, đánh giá và quả lý bệnh nhân tự sát là một nhiệm vụ quan trọng của thầy thuốc, thầy thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa tự sát.
Nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển phát hiện có các rối loạn tâm thần ở 80 - 100% các trường hợp chết do tự sát. Người ta ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những người có rối loạn cảm xúc (chủ yếu là trầm cảm) là 6 - 15%; với người nghiện rượu là 7 - 15%; và với tâm thần phân liệt là 4 - 10%.
Tuy nhiên, có một tỷ lệ đáng kể những người tự sát chết mà không được khám ở chuyên khoa tâm thần. Do đó tăng cường phát hiện, chuyển và quản lý những người rối loạn tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một bước quan trọng trong ngăn ngừa tự sát.
Việc có nhiều rối loạn tâm thần ở những người có ý tưởng tự sát là phổ biến. Các rối loạn thường xuất hiện đồng thời với nhau là: nghiện rượu, rối loạn cảm xúc (ví dụ trầm cảm), rối loạn nhân cách và các rối loạn tâm thần khác.
Các rối loạn cảm xúc
Tất cả các thể của rối loạn cảm xúc đều liên quan với tự sát. Các rối loạn này bao gồm rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn và các rối loạn khí sắc dai dẳng khác (khí sắc chu kỳ và loạn khí sắc), những rối loạn này được xếp loại trong ICD - 10 từ F.31 - F.34 (1). Tự sát do đó, có nguy cơ đáng kể ở những trường hợp trầm cảm không được nhận biết và không được điều trị. Trầm cảm có tỷ lệ cao trong cộng đồng và nhiều khi không được nhận biết như là một bệnh. Người ta ước lượng rằng 30% bệnh nhân đã đến thầy thuốc là bị trầm cảm. Xấp xỉ 60% những người này đã tìm kiếm sự điều trị ban đầu tại một bác sĩ đa khoa. Đó là một thách thức đặc biệt khi người thầy thuốc phải giải quyết cả bệnh thực thể và các rối loạn tâm thần cùng một lúc: trong nhiều trường hợp, trầm cảm đã bị che mờ đi và bệnh nhân chỉ trình bày về các triệu chứng về cơ thể. Trong các giai đoạn trầm cảm điển hình các bệnh nhân thường có:
Khí sắc trầm (buồn chán)
* Mất sự quan tâm và hứng thú
* Suy giảm sinh lực (mau mệt mỏi và giảm hoạt động)
Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm là:
- Mệt mỏi
- Buồn chán
- Thiếu tập trung
- Lo lắng
- Cáu kỉnh
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau ở nhiều bộ phận của cơ thể
Các triệu chứng này cảnh báo cho thầy thuốc về sự có mặt của trầm cảm và cần đánh giá nguy cơ tự sát.
Các đặc trưng lâm sàng đặc biệt liên quan tới tăng nguy cơ tự sát trong trầm cảm là (2):
- Mất ngủ dai dẳng
- Thờ ơ với bản thân
- Bệnh nặng (đặc biệt là trầm cảm có loạn thần)
- Suy giảm trí nhớ
- Lo âu
- Các cơn hoảng sợ
Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm (3):
- Tuổi dưói 25 ở nam
- Giai đoạn sớm của bệnh
- Lạm dụng rượu
- Giai đoạn trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- Trạng thái hỗn hợp (hưng cảm - trầm cảm)
- Hưng cảm có loạn thần
Trầm cảm là yếu tố quan trọng trong tự sát ở cả hai lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn tuổi, nhưng những người bị trầm cảm khởi phát muộn có nguy cơ cao hơn.
Những tiến bộ gần đây trong điều trị trầm cảm có liên quan nhiều tới ngăn ngừa tự sát trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Việc đào tạo các bác sĩ đa khoa về phát hiện và điều trị trầm cảm đã được thấy là làm giảm tự sát ở Thuỵ Điển (4). Số liệu thống kê dịch tễ cho rằng thuốc chống trầm cảm làm giảm nguy cơ tự sát ở người trầm cảm. Liều điều trị đầy dduer cần phải được duy trì trong nhiều tháng. Ở người lớn tuổi có thể cần tiếp tục điều trị thêm hai năm sau khi bình phục. Những bệnh nhân duy trì liệu pháp lithium đều đặn đã được nhận thấy có nguy cơ tự sát thấp hơn (5).
Nghiện rượu
Nghiện rượu (cả lạm dụng rượu và nghiện rượu) thường hay được chẩn đoán trong số những người có khả năng sinh học, tâm lý và xã hội trong mối tương quan giữa nghiện rượu và tự sát.
Những yếu tố liên quan đặc biệt với việc tăng nguy cơ tự sát ở nhóm nghiện rượu là:
- Nghiện rượu từ lúc còn trẻ tuổi.
- Đã có tiền sử uống rượu kéo dài.
- Nghiện rượu ở mức nặng
- Cảm xúc (khí sắc) trầm
- Thể trạng giảm sút
- Hiệu suất làm việc giảm
- Có tiền sử gia đình nghiện rượu
- Đã bị phá vỡ hoặc mất các mối quan hệ cá nhân quan trọng
Bệnh tâm thần phân liệt
Tự sát là nguyên nhân đáng quan tâm nhất gây chết trẻ ở nhóm tâm thần phân liệt. Các yếu tố nguy cơ đặc biệt gây tự sát là (6):
- Nam thanh niên thất nghiệp
- Bệnh tái phát thường xuyên
- Sợ mất giá trị, đặc biệt ở những người có khả năng trí tuệ cao
- Các triệu chứng dương tính: các ý tưởng nghi ngờ và các hoang tưởng
- Các triệu chứng trầm cảm
Nguy cơ tự sát cao nhất vào thời gian như sau
. Giai đoạn đầu của bệnh
. Giai đoạn đầu tái phát
. Giai đoạn đầu bình phục
Nguy cơ tự sát giảm xuống ở những giai đoạn sau của bệnh
Rối loạn nhân cách
Các nghiên cứu gần đây ở người trẻ tuổi tự sát cho thấy có tỷ lệ cao của rối loạn nhân cách (20 - 50%). Những rối loạn nhân cách liên quan nhiều hơn đến tự sát là nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã hội (7).
Rối loạn nhân cách kiểu nghệ sĩ, tự yêu minh và những nét tâm lý đặc biệt như xung đột, gây gổ, ... cũng có liên quan tới tự sát.
Rối loạn lo âu
Trong các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ liên quan nhiều nhất với tự sát. Theo sau là rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD). Rối loạn dạng cơ thể và rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần) cũng liên quan với hành vi tự sát.
TỰ SÁT VÀ CÁC RỐI LOẠN CƠ THỂ
Nguy cơ tự sát tăng ở nhóm bệnh cơ thể mãn tính (8). Thêm nữa là, nói chung có sự tăng tỷ lệ rối loạn tâm thần, đặc biệt trầm cảm, trong số những người có bệnh cơ thể. Bệnh mạn tính, hoạt năng và tiên lượng bệnh nặng có liên quan với tự sát.
Các bệnh thần kinh
Chứng động kinh có liên quan với việc tăng tự sát. Việc tăng được quy cho là do tăng tính xung động, tính xâm phạm và các loạn hoạt năng mãn tính có liên quan với động kinh.
Các tổn thương cột sống và não bộ cũng làm tăng nguy cơ tự sát. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sau đột quỵ, đặc biệt trong các thương tổn phía sau, là nguyên nhân gây ra loạn hoạt năng và tật chứng cơ thể nặng nề. 19% các bệnh nhân đột quỵ này có trầm cảm và tự sát.
Ung thư
Nguy cơ tự sát cao nhất vào lúc chẩn đoán và trong hai năm trước giai đoạn cuối của bệnh với các trường hợp có khối u tiến triển. Đau là yếu tố quan trọng góp phần dẫn đến tự sát.
HIV/AIDS
Nhiễm HIV và AIDS được xem là làm tăng nguy cơ tự sát ở người trẻ tuổi, với tỷ lệ tự sát cao. Nguy cơ tăng lên ở thời điểm xác định chẩn đoán và trong giai đoạn đầu của bệnh. Người tiêm chích chất ma tuý còn cso nguy cơ cao hơn.
Bệnh tật khác
Các bệnh mãn tính khác như bệnh thận mãn tính, bệnh gan, bệnh xương khớp, bệnh tim mạch và rối loạn dạ dày ruột cũng có liên quan đến tự sát. Loạn hoạt năng trong vận động, mù và điếc cũng có thể dẫn đến tự sát.
Trong những năm gần đây cái chết không đau đớn và sự trợ giúp tự sát đã trở thành vấn đề mà người thầy thuốc phải đối mặt. Cái chết chủ động là bất hợp pháp ở hầu hết các đạo luật và trợ giúp tự sát thì lại liên quan đến các tranh luận về vấn đề luân lý, đạo đức và triết học.
Tài liệu được cung cấp bởi WHO
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương