RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Hiểu biết thêm về tự sát
Định nghĩa: Tự sát (tự tử, tự vẫn) là hình động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình.
Có nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ra tự sát: những căng thẳng trong các mối quan hệ và trong cuộc sống hàng ngày, những bệnh lý rối loạn tâm thần hoặc những hành vi mang tính tôn giáo cực đoan.
Mỗi năm, số người tử vong do tự sát khoảng 1 triệu người. Con số tự sát nhưng không thành công khoảng 10 -20 triệu người. Tự sát đang là nguyên nhân đứng thứ 13 gây tử vong trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, tự sát là nguyên nhân đứng thứ 6 gây tử vong. Tỷ lệ tự sát theo giới là 3 nam/1 nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ toan tự sát thì nữ/nam là 2:1.
Trong nhóm người trẻ tuổi( vị thành niên và nhóm tuổi dưới 35), tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tự sát là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông.
Tự sát đã có lịch sử lâu đời và thường gắn liền với các yếu tố tôn giáo hoặc chính trị. Một số tôn giáo có phần cực đoan cho rằng tự sát là hành vi thiêng liêng. Ở Nhật Bản, các Samurai không hoàn thành nhiệm vụ được chọn hình thức tự mổ bụng để chuộc tội cho hành vi thất bại. Đạo Hindu và một số quốc gia cổ (như ChamPa) có tục lệ người vợ tự nguyện/bị ép buộc phải thiêu chung cùng với chồng. Bên cạnh đó, cũng có một số tôn giáo coi việc tự sát là hành vi không thể chấp nhận được. Ở các nước Phương Tây, tự sát là một tội ác không thể tha thứ. Đạo Phật cũng chỉ ra rằng: tự sát là một tội lỗi lớn và là điều tồi tệ nhất mà con người có thể làm, những người tự sát cũng rất khó có thể siêu thoát để tiếp tục đầu thai.
Hình thức tự sát với sự giúp đỡ của nhân viên y tế (chết theo yêu cầu) là một hình thái tự sát mới vấp phải nhiều chỉ trích về đạo đức. Hình thái này được thực hiện chủ yếu cho những bệnh nhân nan y nhằm giảm đi những đau đớn vì căn bệnh mà họ phải chịu đựng. Phương thức này chỉ được thực hiện tại một số ít các quốc gia và được đặt trong các điều kiện pháp lý chặt chẽ.
Những đối tượng nào dễ có ý tưởng/hành vi tự sát? (Nhóm nguy cơ)
A.Do các nguyên nhân stress (căng thẳng):
Trong xã hội hiện đại, việc gặp căng thẳng trong các mối quan hệ và trong cuộc sống là không tránh khỏi. Điều này giải thích lý do tỷ lệ các vụ tự sát ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao. Những nguyên nhân dưới đây thường là lý do/ điều kiện thuận lợi làm cho một người nghĩ tới tự sát:
Những sự thay đổi đột ngột:
+ Có thể rất rộng rãi, từ việc chuyển lớp, chuyển trường, chuyển chỗ ở, chuyển vị trí công tác tiềm ẩn những mối quan hệ mới. Điều này dẫn tới những căng thẳng mới phát sinh dẫn tới trầm cảm. Một câu nói có thể dẫn chứng cho nhóm này là: “Ma cũ bắt nạt ma mới”.
+ Việc mang thai hay mắc bệnh/phát hiện bệnh cũng là một trong số những nguyên nhân phát sinh tự sát.
Những mất mát: Mất người thân, mất tài sản.Gặp thua lỗ trong làm ăn/phá sản, một số người chọn giải pháp tự sát để trốn tránh sự truy vấn của chủ nợ cũng như pháp luật.
- Mâu thuẫn trong các mối quan hệ:
+ Quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: ông bà- bố mẹ- con cháu.
+ Quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè.
+ Quan hệ với lãnh đạo, với đồng nghiệp.
+ Quan hệ với người xung quanh (hàng xóm…)
+ Quan hệ tình yêu.
Trong nhóm này, việc dung hòa các mối quan hệ là khó khăn, có nhiều trường hợp vì bố mẹ phản đối chuyện tình cảm mà cả hai chọn cách tự sát để chứng minh cho tình yêu chung thủy cũng như phản đối quyết định của bố mẹ => Đây là quyết định hết sức sai lầm.
Nhân cách yếu, những người nhút nhát, tự ti, có ngưỡng chịu đựng thấp với áp lực.
- Trẻ em, người vị thành niên và người trẻ tuổi: nhóm này kinh nghiệm sống chưa nhiều, chưa đủ kinh nghiệm giải quyết các căng thẳng. Một số trường hợp có kết hợp với nghiện chất/ nghiện không chất(Game, cờ bạc) càng làm tăng nguy cơ tự sát
- Ở một số quốc gia/ vùng lãnh thổ có tình trạng phân biệt chủng tộc / phân biệt đối xử với phụ nữ/ phân biệt giàu nghèo/ kỳ thị người đồng tình/ kỳ thị người nhiễm HIV cũng làm tăng tỷ lệ tự sát ở những nhóm này.
B.Do các nguyên nhân về bệnh lý:
Nhóm nguyên nhân này có thể chia làm 2 nhóm chính: Các bệnh lý thực thể và các bệnh lý tâm thần.
Nhóm bệnh lý thực thể: Người ta nhận thấy ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo hoặc nhóm bệnh nhân nghèo (như ung thư, tim mạch, tiểu đường ..) có tỷ lệ khá cao gặp những ý tưởng/ hành vi tự sát.
- Nhóm các bệnh lý rối loạn tâm thần: Tâm thần phân liệt, trầm cảm, hung cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh, rối loạn lo âu, các rối loạn nhân cách …
Điều đáng lưu ý trong nhóm này là bệnh nhân cũng như người nhà chăm sóc đều có yếu tố nguy cơ ngang nhau trong việc xảy ra tự sát, cần có sự theo dõi và quan sát tỉ mỉ từ các nhân viên y tế để phòng ngừa.
C.Do các chất:
Rượu và ma túy( heroin, thuốc lắc, met-amphetamine, cần sa …) và các thuốc ngủ. Những người nghiện những chất này có thể dẫn tới các triệu chứng của trầm cảm, đây là nguyên nhân gây tự sát.
- Đặc biệt, những người sử dụng đập đá(met-Amphetamine), thuốc lắc và nghiện rượu có thể xuất hiện những triệu chứng hoang tưởng, ảo giác và họ tự sát do bị hoang tưởng/ảo giác chi phối.
- Nghiện cờ bạc cũng là một yếu tố gây tự sát, điều này có thể lý giải theo 2 hướng: trầm cảm hoặc kiệt quệ khả năng tài chính( tìm cách trốn tránh). Tỷ lệ cao khi nghiện cờ bạc có kết hợp với nghiện một chất khác.
- Nghiện Game Online hoặc các hình thức cá độ trực tuyến cũng có nét tương đồng với nghiện cờ bạc. Nghiện Game Online hiện đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao các nguyên nhân gây tự sát ở người trẻ tuổi.
D.Do một số nguyên nhân khác:
Trí tuệ thấp (chậm phát triển tâm thần, Down ..) cũng có thể tự sát do tư duy không đủ để kiểm soát hành vi.
- Những bệnh nhân sa sút trí tuệ người già, những bệnh nhân tai biến mạch não nhiều lần hoặc do chấn thương/ u não làm giảm chỉ số IQ, giảm trí nhớ có thể vô tình tự sát do họ quên ăn uống, hoặc không phân biệt được cái gì ăn được/ cái nào không.
- Những tự sát do nguyên nhân tôn giáo hoặc chiến tranh.
BS Nguyễn Khắc Dũng
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương