RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phát hiện hành vi nguy cơ tự sát như thể nào
Một số dấu hiệu lâm sàng đặc trưng và các yếu tố dân số xã hội liên quan với tự sát bao gồm:
. Rối loạn tâm thần (trầm cảm nói chung, nghiện rượu, rối loạn nhân cách);
. Các bệnh cơ thể (giai đoạn cuối, đau đớn hoặc suy kiệt do bệnh, AIDS);
. Có hành vi tự sát trong quá khứ;
. Tiền sử gia đình có tự sát, nghiện rượu và/ hoặc rối loạn tâm thần khác;
. Tình trạng ly hôn, goá hoặc sống độc thân;
. Sống cô đơn (cách ly xã hội);
. Thất nghiệp hoặc nghỉ hưu;
. Phải chịu các tang tóc từ lúc còn thơ ấu;
Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh tâm thần, thì nguy cơ cao hơn ở:
. Những người mới ra viện;
. Những người đã toan tự sát trước đây;
Thêm nữa, các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống liên quan với tăng nguy cơ tự sát bao gồm:
. Hôn nhân tan vỡ;
. Mất người thân;
. Xáo trộn gia đình;
. Thay đổi nghề nghiệp hoặc tình trạng tài chính;
. Sự bỏ rơi của những người thân;
. Xấu hổ và bị đe doạ phát hiện phạm tội;
Có nhiều thang khác nhau đánh giá nguy cơ tự sát trong điều tra. Song các thang đánh giá này ít giá trị hơn so với một phỏng vấn lâm sàng tốt để phát hiện những người có nguy cơ trực tiếp có thể tự sát. Thầy thuốc có thể phải đối mặt với các điều kiện và tình trạng khác nhau liên quan với hành vi tự sát. Một nam giới cao tuổi, mới góa đang được điều trị trầm cảm, sống cô đơn, có tiền sử doạ tự sát và một phụ nữ trẻ bị bạn trai bỏ rơi vói một ít vết cào xước ở cẳng tay là hai ví dụ trái ngược nhau. Trong thực tế, phần lớn bệnh nhân rơi vào giữa hai cực và họ có thể chuyển từ loại này sang loại khác.
Khi thầy thuốc có sự chỉ dẫn có lý rằng bệnh nhân có thể tự sát, họ rơi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan là phải xử lý như thế nào. Một số thầy thuốc cảm thấy lo lắng. Điều quan trọng là họ có cảm giác đó và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp, có thể là các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, khi phải đối mặt với bệnh nhân tự sát. Điều cốt yếu là không được lờ đi hay bỏ qua các yếu tố nguy cơ. Nếu thầy thuốc quyết định xử lý, đầu tiên và ngay lập tức là xác định tinh thần dành thời gian thích đáng cho bệnh nhân đó mặc dù có nhiều bệnh nhân khác đang đợi ở ngoài. Bằng việc thể hiện sự sẵn sàng để hiểu, thầy thuốc bắt đầu thiết lập quan hệ trợ giúp tích cực với bệnh nhân. Các câu hỏi đóng và trực tiếp khi bắt đầu nói chuyện sẽ ít hiệu quả. Những nhận xét như "Anh trông rất lo lắng, hãy nói với tôi nhiều hơn về điều đó" thì tốt hơn. Lắng nghe với sự thấu cảm, bản thân nó đã là một bước quan trọng làm giảm mức độ tuyệt vọng của bệnh nhân tự sát.
Quan niệm sai lầm | Trong thực tế |
Những bệnh nhân nói về tự sát ít khi tự sát | Các bệnh nhân tự sát thường đưa ra dấu hiệu hoặc cảnh báo trước. Lời đe doạ tự sát cần phải được xem xét nghiêm túc. |
Hỏi về tự sát ở một bệnh nhân có thể kích thích bệnh nhân hành động | Hỏi về tự sát thường sẽ làm giảm lo lắng trong tâm thần người bệnh; bệnh nhân có thể cảm thấy bớt căng thẳng và được hiểu tốt hơn. |
Hỏi như thế nào?
Không dễ để hỏi bệnh nhân về ý nghĩ tự sát của họ. Dẫn dắt vào chủ đề từng nấc một sẽ có hiệu quả hơn. Một loạt các câu hỏi thường dùng là:
1. Có phải bạn đang có cảm giác không hạnh phúc và thiếu sự giúp đỡ ?
2. Có phải bạn có cảm giác tuyệt vọng?
3. Có phải bạn có cảm giác không thể đối phó được với cuộc sống mỗi ngày?
4. Bạn có cảm thấy cuộc sống là gánh nặng?
5. Bạn có cảm thấy cuộc sống là không có giá trị?
6. Bạn có cảm thấy muốn thực hiện tự sát?
Hỏi khi nào?
Điều quan trọng khi hỏi những câu hỏi nêu trên là:
. Sau khi đã thiết lập được quan hệ trợ giúp
. Khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong việc biểu đạt cảm xúc của họ
. Khi bệnh nhân đang bày tỏ các cảm giác khó chịu tiêu cực cảu mình
Những câu hỏi thêm nữa
Quá trình khám bệnh không dừng lại với việc khẳng định sự có mặt của một ý nghĩ tự sát. Cần tiếp tục với những câu hỏi thêm nữa để đánh giá tần suất và mức độ của ý tưởng và khả năng tự sát. Điều quan trọng là phải biết bệnh nhân có kế hoạch và có phương tiện tự sát hay không. Nếu bệnh nhân đề cập đến phương pháp dự định là sử dụng súng nhưng không có súng thì nguy cơ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân có kế hoạch về một phương pháp và đang có phương tiện để thực hiện (ví dụ thuốc) hoặc nếu phương tiện trong kế hoạch là dễ tiếp cận, nguy cơ tự sát sẽ cao hơn. Điều chủ yếu là những câu hỏi không quá khắt khe hay bắt buộc, nhưng phải được hỏi trong sự thân mật thể hiện sự thấu cảm của thầy thuốc với bệnh nhân, những câu hỏi đó có thể bao gồm:
. Phải chăng bạn đã xây dựng một kế hoạch để kết thúc cuộc sống của mình?
. Bạn dự định thực hiện việc đó như thế nào?
. Bạn đã cso được phương tiện (thuốc/súng/phương tiện khác) chưa?
. Bạn đã cân nhắc khi nào thực hiện nó chưa?
. Ấn tượng sai lầm: Khi một bệnh nhân đang trong trạng thái lo lắng, bối rối đột nhiên trở nên trầm tĩnh, anh ta hoặc cô ta có thể đã có quyết định thực hiện tự sát và đó là cảm giác trầm lặng sau khi quyết định.
. Sự từ chối: những bệnh nhân có ý tưởng tự sát rất nặng vẫn có thể cố ý từ chối rằng mình đang có ý tưởng như thế.
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương