RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Cách xử trí một số trường hợp tự sát
TH1: Chống đối ăn uống:
Một số bệnh nhân nghi nhờ đồ ăn, đồ uống của họ bị bỏ thuốc độc => họ không ăn.
Cách xử trí: Giải thích cho bệnh nhân là đồ ăn hoàn toàn không có độc. Nếu được, bạn có thể ăn trước mặt bệnh nhân hoặc đổi cho họ đồ ăn khác.
Bệnh nhân nói chính bạn bỏ độc vào đồ ăn của họ.
Cách xử trí: Tìm một người khác thân cận với bệnh nhân hơn cho bệnh nhân ăn. Khi bệnh nhân ổn định hơn, hãy từ từ giải thích cho bệnh nhân hiểu.
Bệnh nhân cho rằng đồ ăn đó là không ăn được( nghĩ đồ ăn là cát, đá ,gạch …)
Cách xử trí: Ăn trước mặt bệnh nhân hoặc đổi cho họ đồ ăn khác.
Trong mọi trường hợp, có thể sử dụng các viên dinh dưỡng hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch nếu như bệnh nhân không chịu ăn uống.
TH2: Dùng thuốc độc:
Đường tiêu hóa: uống thuốc ngủ, uống thuốc độc
Cách xử trí: Mở miệng bệnh nhân, lau sạch miệng và họng.
- Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn. Cấp cứu tim phổi nếu có ngừng thở- ngừng tim.
- Móc họng, làm cho bệnh nhân nôn( nếu bệnh nhân dùng những chất như acid không cố làm cho bệnh nhân nôn)
- Cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên (nghiêng trái) , đầu thấp.(Nếu bệnh nhân dùng thuốc trừ sâu- thuốc diệt cỏ cần nằm đầu cao để tránh chất nôn sặc vào phổi)
- Cho bệnh nhân uống nước, sữa để trung hòa chất độc.( Bệnh nhân dùng thuốc trừ sâu- thuốc diệt cỏ không được cho uống sữa)
- Rửa dạ dày, dùng than hoạt tính(nếu có điều kiện).
- Dùng các chất/thuốc giải độc đặc hiệu( nếu có)
- Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.(Mang mẫu thuốc,vỏ hộp thuốc, chất độc để tiện việc xác định)
- Đường hô hấp: hít khí gas, khí CO/CO2, …
Cách xử trí:Cách ly bệnh nhân với nguồn khí độc.
- Đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo.
- Đặt tư thế nằm đầu cao.
- Kiểm tra tim phổi, cấp cứu ngừng hô hấp- tuần hoàn( nếu có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim)
- Cho thở Oxy (nếu có)
- Chuyển tới bệnh viện.
Đường tuần hoàn: Tiêm, chích, dùng động vật/côn trùng có độc cắn,đốt…
Cách xử trí:Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể( nếu có thể)
- Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nới rộng quần áo, đặt nơi bằng phẳng thoáng khí.
- Hạn chế cử động nhằm làm chậm thời gian chất độc xâp nhập vào cơ thể.
- Không khuyến cáo sử dụng dây Garo.
- Sơ cứu vết cắn, vết đốt.
- Chuyển ngay tới cơ sở y tế ( Mang theo các bơm tiêm chất độc đã dùng, mẫu/ vỏ thuốc độc, chụp ảnh hoặc mang mẫu vật nếu là các loài động vật có độc).
TH3: Cắt cổ tay hoặc cổ họng hoặc tự đâm mình
Cách xử trí: Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn, tiến hành cấp cứu tim-phổi nếu cần.
- Ấn động mạch vùng trên vết thương.
- Gấp chi tối đa nếu tổn thương ở các chi.
Băng ép để cầm máu. Sử dụng băng/ gạc băng nhiều lớp để cầm máu. Có thể cầm máu bằng các cách sau: Dùng kẹp để kẹp mạch máu, khâu vết thương, Garo(lưu ý nới Garo 20-30p/lần, mỗi lần từ 4-5p,trước khi nới cần nhớ ấn động mạch. Nếu trong quá trình nới dây Garo mà máu tiếp tục chảy nhiều, buộc lại dây Garo ở vị trí cao hơn vị trí cũ.)
- Nâng cao vùng bị tổn thương lên so với mức tim (nếu bệnh nhân cắt cổ, cho bệnh nhân nằm đầu cao)
- Không cố gắng rút dao ra khỏi vết thương nếu vết thương không chảy máu nhiều, việc rút dao đột ngột hoặc không đúng cách có thể làm chảy máu nhiều hơn.
- Chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế.
TH4: Ngừng hô hấp (đuối nước cố ý, ngộ độc …)
Cách xử trí:Phải tiến hành ngay lập tức.
- Đánh giá cùng lúc cả hô hấp và tuần hoàn.
- Tát vào má 2-3 cái thật mạnh để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
- Đưa bệnh nhân tới nơi thoáng khí, nới rộng quần áo.
- Đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu thấp( nếu đuối nước). Các trường hợp khác để bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa tối đa. Nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống kèm theo thì dùng thủ thuật “nâng cằm- đẩy trán”.
- Mở miệng ,móc đờm dãi, dị vật, tháo răng giả, hàm giả(nếu có). Sử dụng nghiệm pháp Hiemlich nếu có dị vật.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ hai cánh mũi để đóng kín mũi bệnh nhân. Áp chặt miệng và miệng bệnh nhân thổi 2 hơi (mỗi hơi dài 1-2s). Ngoài cách hô hấp miệng – miệng nếu trên,có thể hô hấp miệng- mũi, bóp bóng qua ambu.
- Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.
TH5: Ngừng tuần hoàn (điện giật, các trường hợp ngộ độc)
Cách xử trí: Phải được tiến hành ngay lập tức.
- Đặt bệnh nhân nằm trên nền cứng, cổ ngửa tối đa.
- Mở miệng, lấy dị vật, đờm dãi, chất nôn, làm sạch và thông thoáng đường thở.(Nghiệm pháp Hiemlich nếu có dị vật đường thở).
- Hô hấp nhân tạo trực tiếp miệng- miệng hoặc miệng – mũi hoặc qua bóp bóng Ambu.
- Dùng nắm đấm đấm vào vùng dưới xương ức để kích thích tim đập trở lại).
- Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, vị trí giữa xương ức và vuông góc với xương ức, dùng lực của cả cánh tay và toàn thân. Ép tim ngoài lồng ngực khoảng 60 lần 1 phút liên tục kết hợp với thổi ngạt theo tần số:30 lần ép tim -2 lần thổi ngạt. (với trẻ em có thể dùng một bàn tay hoặc 2-3 ngón tay tùy theo tuổi).
- Vừa cấp cứu, vừa gọi người tới trợ giúp.
- Đặt đường truyền ngay nếu có điều kiện.
- Chuyển bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế.
Phòng ngừa tự sát:
Tăng cường giáo dục, truyền thông về tự sát. Tự sát là một cấp cứu tâm thần, có thể điều trị được. Nếu bạn hoặc người nào đó có ý nghĩ tự sát, hãy tới bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị.
- Xây dựng nếp sống tích cực, lành mạnh nhất là trong lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
- Đối với các tự sát do nguyên nhân về bệnh tật, phải đảm bảo bệnh nhân được sử dụng thuốc đầy đủ, nhất là các bệnh lý cần phải điều trị thuốc duy trì. Cần lưu ý là nhóm đối tượng người nhà của những người bệnh cũng có thể tự sát.
- Nhóm người già, người không nơi nương tựa, người có trí tuệ kém cần phải có người chăm sóc và theo dõi.
- Theo dõi đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao: Các bệnh rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người nghiện chất, nghiện cờ bạc, người đã từng có ý tường/ hành vi tự sát trước đó.
- Không được bỏ sót các dấu hiệu của tự sát dù là nhỏ nhất. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi thêm ý kiến của các bác sỹ và chuyên gia tâm lý.
- Lập các đường dây nóng phòng ngừa tự sát tập thể. Chế tài bằng pháp luật đối với các hành vi tự sát kèm theo mưu đồ gây tổn thương về tính mạng và tài sản cho người khác.
- Đặt biển báo, các đội cứu hộ, cứu nạn tại những địa điểm nguy cơ cao về tự sát: các tòa nhà cao tầng, các cây cầu lớn …
BS Nguyễn Khắc Dũng
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương