RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phòng ngừa tự sát ở vị thành niên
Trên thế giới, tự sát nằm trong nhóm 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 19. Ở nhiều quốc gia, tự sát được xếp vào nguyên nhân gây chết hàng đầu hoặc thứ hai ở học sinh nam, nữ lứa tuổi này.
Bởi vậy, phòng ngừa tự sát ở trẻ em và trẻ vị thành niên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Thực tế là ở nhiều quốc gia và nhiều khu vực hầu hết trẻ ở nhóm tuổi này đều đi học. Có lẽ trường học là nơi tuyệt vời để triển khai các hành động phòng ngừa thích hợp. Tài liệu này trước hết dành cho các giáo viên và các nhân viên trường học, ví dụ như các chuyên gia tư vấn trường học, bác sĩ trường học, y tá và nhân viên xã hội, và thành viên của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, các chuyên gia về y tế công cộng và các nhóm khác quan tâm đến chương trình phòng chống tự sát cũng sẽ thấy thông tin cung cấp dưới đây rất hữu ích. Tài liệu này miêu tả ngắn gọn khuynh hướng hành vi tự sát tuổi vị thành niên, cho thấy những nhân tố nguy cơ và nhân tố phòng ngừa chính ẩn phía sau hành vi này, chỉ ra cách nhận diện và quản lý những cá nhân có nguy cơ và trình bày cách hành động như thế nào khi trẻ toan tự sát hoặc đã tự sát trong cộng đồng trường học.
Hiện nay, tự sát ở trẻ dưới tuối 15 nhìn chung là ít phổ biến. Hầu hết các trường hợp tự sát trước 14 tuổi có lẽ xảy ra trong thời kỳ sớm của tuổi vị thành niên cho dù tự sát trước 12 tuổi thậm trí hiếm xảy ra hơn. Tuy nhiên, ở một số quốc gia có sự báo động về việc gia tăng tự sát ở trẻ dưới 15 tuổi cũng như lứa tuổi từ 15 đến 19.
Cách tự sát cũng khác nhau ở các quốc gia. Một số nước, ví dụ sử dụng thuốc trừ sâu là cách tự sát phổ biến trong khi ở những nước khác: ngộ độc do uống thuốc chữa bệnh, tự sát bằng xả ga xe hơi và dùng súng lại phổ biến hơn. Nam học sinh chết vì tự sát nhiều hơn nữ học sinh, lý do là chúng dùng những cách tự sát bạo lực hơn như treo cổ, dùng súng hay chất nổ. Tuy vậy, ở một số quốc gia nữ sinh tự sát ở lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi phổ biến hơn nam học sinh lứa tuổi này, và hơn một thập kỷ qua tỷ lệ nữ sinh dùng cách tự sát bạo lực ngày càng tăng.
Bất cứ khi nào có thể được, cách tốt nhất để hoạt động phòng chống tự sát là dựa vào trường học và cần các tổ chức một đội công tác gồm các giáo viên, các bác sĩ của trường, các y tá, các nhà tâm lý các cán bộ xã hội của trường, làm việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng.
Thi thoảng có ý định tự sát không phải là bất bình thường. Chúng là một phần của quá trình phát triển bình thường thời kỳ niên thiếu và vị thành niên, thời kỳ mà trẻ đang tiếp cận với các vấn đề hiện sinh và trẻ cố gắng hiểu cuộc sống, cái chết và ý nghĩa cuộc đời. Các điều tra bằng các bảng câu hỏi cho thấy hơn một nửa học sinh trung học nói rằng chúng đã từng nghĩ đến tự sát. Thanh thiếu niên có nhu cầu thảo luận chủ đề này với người lớn.
Ý nghĩ tự sát trở nên bất thường ở trẻ em và trẻ vị thành niên khi chúng nhận thức dường như đó là cách duy nhất thoát khỏi những khó khăn. Lúc đó, sẽ có nguy cơ trầm trọng dẫn đến toan tự sát hoặc tự sát.
TỰ SÁT LÀ VÁN ĐỀ CÒN CHƯA ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ ĐẦY ĐỦ
Ở một số trường hợp, không thể xác định được chết ví dụ do đâm ô tô. chết đuối, ngã, dùng ma tuý quá liều là cố ý hay không cố ý. Những hành vi tự sát ở trẻ vị thành niên thường là không được báo cáo đầy đủ, bởi vì rất nhiều trường hợp chết kiểu này được phân loại không chính xác là không cố ý hay là tai nạn.
Các nghiên cứu sau khi chết ở trẻ vị thành niên do các nguyên nhân bạo lực cho thấy chúng không tạo thành một nhóm đồng nhất. Các nghiên cứu này cho thấy sự ưu thế nhẹ của khuynh hướng liều lĩnh hoặc tự huỷ hoại bản thân. Trong khi một số trường hợp chết là do các hành động không cố ý, một số khác lại là cố ý gây ra bởi sự đau khổ trong cuộc sống.
Thêm vào đó, định nghĩa về toan tự sát được học sinh dùng khác với toan tự sát theo khái niệm của các bác sĩ tâm thần. Các kết quả báo cáo cho thấy số lượng học sinh toan tự sát gần gấp đôi so với số lượng phát hiện qua các lần phỏng vấn của bác sĩ tâm thần. Cách giải thích có lý nhất là học sinh khi trả lời các điều tra dấu tên đã dùng, một khái niệm rộng hơn về toan tự sát so với khái niện này dùng bởi các chuyên gia tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có 50% trẻ vị thành niên được đưa vào bệnh viện chăm sóc vì tự sát báo cáo rằng chúng đã từng thử tự sát. Bởi vậy, số lượng trẻ tự sát được cấp cứu trong bệnh viện không phải là chỉ số thực tế về kích cỡ của vấn đề trong cộng đồng.
Nói chung, nam tuổi vị thành niên tự sát nhiều hơn nữ tuổi vị thành niên. Mặc dù vậy, tỷ lệ toan tự sát ở nữ giới lại cao gấp 2 đến 3 lần so với nam giới. Nữ giới thường bị trầm cảm hơn nam giới, nhưng họ lại dễ dàng nói vấn đề của họ và tìm kiếm sự giúp đỡ, và có lẽ điều này đã giúp ngăn cản những hành động tự sát gây chết. Nam học sinh thường hung hăng và bốc đồng, và có không ít hành động bất thường do ảnh hưởng của ma túy hay rượu dẫn đến kết cục chết người do hành động tự sát.
CÁC NHÂN TỐ BẢO VỆ
Các nhân tố chính có thể bảo vệ khỏi các hành vi tự sát là:
Mẫu gia đình:
- Có quan hệ khăng khít với các thành viên trong gia đình.
- Được sự trợ giúp của gia đình.
Các nhận thức và nhân cách:
- Các kỹ năng xã hội tốt.
- Tự tin vào bản thân trong các tình huống và các thành tựu của mình.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ khi có khó khăn ví dụ khó khăn trong công việc học tập.
- Tìm kiếm sự khuyên bảo khi đi đến những quyết định chọn lựa quan trọng.
- Luôn tiếp thu những kinh nghiệm và giải pháp của mọi người.
- Luôn tiếp thu những kiến thức mới.
Các nhân tố văn hoá và dân số xã hội:
- Hoà nhập xã hội, ví dụ thông qua các hoạt động thể thao, tham gia vào các hội tôn giáo, câu lạc bộ và các hoạt động khác.
- Có quan hệ tốt với bạn cùng lớp.
- Quan hệ tốt với thầy cô giáo và người lớn khác.
- Luôn được trợ giúp bởi những người có liên quan.
Tài liệu được cung cấp bởi WHO
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ