RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Sinh hoạt khoa học Viet Phap 2007
Cứ hai bà mẹ trong thời gian ở cữ thì có một bà mẹ chủ yếu ở trạng thái tinh thần hay khóc hoặc cười mà không hiểu lý do, không thể kiểm soát được tình cảm, cảm xúc của mình. Những người Anh đặt tên cho trạng thái này là “hội chứng ưu phiền ở ngày thứ 3” – chỉ sự ưu phiền của các bà mẹ hay của nhà hộ sinh. Những người Canada lại gọi nó là “cafard port partum” – chỉ tên của một loài côn trùng màu đen luôn trốn ánh sáng.
Ở Mỹ, năm 1952, người ta đã sử dụng một cái tên hành chính “Baby blues” – “Blue” ở đây, theo những người Anglo – Saxon , có nghĩa là sự buồn bã, phải chịu tang.
Ở Pháp, màu đen là màu tượng trưng cho tang lễ và sự buồn bã. “Avoir le cafard”, “Broyer du noir” – dịch nghĩa là chỉ những thời điểm trầm uất. Tuy nhiên, nước Pháp đã chấp nhận thuật ngữ “Baby blues” hay “Post partum blues”. “Le blues” ở đây, chính là âm nhạc, một loại nhạc được phát hiện và truyền bá bởi những người nô lệ da đen ở nước Mỹ. Họ thể hiện sự buồn bã, chán nản về điều kiện sống của mình khi hát nhạc “blues”.
Trong hội chứng trầm cảm sau khi sinh (D.P.P), người ta lại tìm thấy chiều hướng trầm uất của sự buồn phiền. Nhưng ở đây, có thể còn có một sự dễ biến đổi, một sự lú lẫn, xáo trộn về tình cảm. Trầm cảm sau khi sinh là một dạng rối loạn khí sắc mạnh, có sự luân chuyển tức thời và nhẹ nhàng, sau khi sinh và không biểu hiện sự trầm uất một cách nghiêm trọng. Nói chung, sự tiến triển sẽ là điều thực sự hạnh phúc. Rất hiếm khi có thể vượt qua được ngày thứ 10, vì nó liên quan tới việc mất đi sự liên hệ qua rốn của đứa bé và sự liền da nơi vết rạch tầng sinh môn ở người mẹ. Trạng thái này có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày.
Trầm cảm sau khi sinh biểu hiện
- Những cơn khóc lóc, bị kích động bởi những sự kiện, những sự bực mình, khó chịu dù rất nhỏ.
- Khí sắc trầm uất. Đó không phải là một sự hạ thấp liên quan đến bổn phận nhưng cũng khá mạnh.
- Một sự phấn khích thuộc về khí sắc, một sự kích động quá độ, những cơn cười vô cớ, những câu nói dài vô nghĩa, lộn xộn.
- Sự dễ thay đổi khí sắc, giữa những cơn khủng hoảng với những giọt nước mắt và những câu nói đầy phấn khích hứng khởi.
- Những rối loạn bị gián đoạn trong tâm trí ngay lập tức.
- Một tình cảm không có nhân cách, một tình cảm kỳ dị, không có sự gắn bó với đứa con sơ sinh của chính họ.
- Những rối loạn trong giấc ngủ. Giấc ngủ nhìn chung là hay bị phá vỡ, bị giảm sút và bị làm cho trở lên rối loạn. Những giấc mơ, những cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội, thường kéo dài từ đêm thứ 4 đến đêm thứ 6.- 20% các bà mẹ có những cơn ác mộng làm bừng tỉnh giấc.
- Những triệu chứng khác.
- Sự kiệt sức. Nếu trạng thái này còn kéo dài, có thể nó sẽ gắn với rối loạn khí sắc, những cơn đau đầu, những cơn lo sợ.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Rối nhiễu này được biết đến từ rất lâu. Hypocrate (TK 5 trước CN) đã nói về cơn rối loạn tâm thần ở những người sản phụ. Người ta nhớ tới “Cơn sốt sữa”
- Đó là do có sai sót ở hormone, ở những cơn rối loạn chuyển hóa, ở sự thiếu hụt calxi?
- Đó là hậu quả của việc tăng sữa vào ngày thứ 3 – làm cạn kiệt nguồn dự trữ của người mẹ?
- Hay mệt mỏi – là điểu tất yếu sẽ dẫn đến khi mà người sản phụ thực sự thiếu ngủ, sẽ dễ bị kích động”
- Đó là hậu quả của Stress.
Ở cữ là một sự kiện quan trọng trong cuộc sống khi mà ở các nước phương Tây cho ra đời những đứa trẻ. Người ta yêu cầu bà mẹ trẻ đang rất mệt mỏi bởi việc sinh nở và những đêm bị xé nhỏ - ảnh hưởng rất nhiều đến những sự kiện quá nặng nề bởi những cơn xúc động và những thông tin bất bình thường như lần tắm đầu tiên, lần bú đầu tiên.
Stress = Sự căng thẳng + những điều nặng nề quá mức về các thông tin và tình cảm + sự kiệt sức (Sự cạn kiệt) những nguồn năng lượng cá nhân + sự bế tắc trong suy nghĩ.
Trầm cảm sau khi sinh có nguồn gốc tâm lý?
Có phải đó là một tập tục về sự luân chuyển từ việc mang thai đến khi sinh? Đó là kết quả của một chặng đường dài cho sự tiến triển để trở thành một người mẹ? Đó là câu trả lời cho sự mất thăng bằng về tinh thần, cho sự thay đổi về hình dạng khi cái bụng bỗng trở nên trống rỗng?
Hay đó là dấu hiệu của sự yếu ớt, hay sự khủng hoảng của một nhóm người khi từ một cô con gái bỗng trở thành một người mẹ? Cô ấy cần phải điều chỉnh lại những mối liên hệ của cô ấy với chính mẹ của cô ấy – nay đã trở thành bà. Những người phụ nữ sau khi sinh thường thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, hay than phiền. Sự chú ý của chúng ta thường tập trung vào nhu cầu của em bé hơn là những nhu cầu được lắng nghe của người mẹ. Họ có nhu cầu được quan tâm, được trò chuyện và được làm an lòng.
“Le baby blues”, nếu xem xét một cách nghiêm túc và mạnh mẽ, thì có thể thông báo như một chứng trầm cảm sau khi sinh. Vậy nên, thông thường, cứ hai người phụ nữ thì có một người mắc chứng trầm cảm sau khi sinh – nó trở thành một chỉ số hết sức bình thường, chứng trầm cảm sau khi sinh thường chiếm từ 10 đến 15% trong tổng số những người phụ nữ sau khi sinh.
Trầm cảm sau khi sinh
Trầm cảm sau khi sinh thường nằm trong khoảng thời gian ở cữ từ 4 đến 6 tuần. Sự bắt đầu của chứng trầm cảm thường âm ỉ, dưới dạng một cơn trầm cảm kéo dài. Sự biểu lộ của chứng bệnh này có dáng vẻ của rối loạn tâm thần và đôi khi có chút ít của chứng trầm cảm thông thường như:
- Có xu hướng khóc nhiều
- Nản lòng, mệt mỏi, yếu đuối
- Sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần
- Đánh mất những niềm hứng thú hàng ngày
- Đánh mất năng lượng tính dục (libido)
- Rối loạn giấc ngủ
- Than phiền về cơ thể
- Phiền muộn về những ám ảnh, lo sợ
- Những rối loạn về sự tập trung và trí nhớ
Những dấu hiệu đặc trưng nhất của chứng trầm cảm sau khi sinh là:
- Tình cảm không có khả năng đáp ứng những nhu cầu của đứa trẻ
- Không có sự hài lòng khi chăm sóc đứa trẻ
- Ám ảnh sợ thôi thúc, những sự sợ hãi vì đã làm điều xấu xa
- Dễ bị kích động và những hành vi điều khiển chồng hay những đứa trẻ khác.
Tên gọi | Ngày bắt đầu | Tỷ lệ |
Stress sau sang chấn | Ngay sau 24h đầu tiên | 1% |
Baby – blues | Từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 10 | 50% |
Ám ảnh, lo sợ sinh nở | Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 6 | 0.2% |
Trầm cảm sau khi sinh | Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi sinh | 10 đến 15% |
D.P.P | Trầm cảm thông thường |
Tăng mạnh triệu chứng vào buổi tối | Giảm triệu chứng vào buổi tối |
Khó vào giấc ngủ | Tỉnh dậy sớm |
Dễ thay đổi cảm xúc | Không thay đổi khí sắc |
Hiếm có ý tưởng tự sát | Thường hay có ý tưởng tự sát |
Mất sự thích thú với bản năng làm mẹ | Mất sự tự trọng |
Thường xuyên lo hãi chuyển về phía đứa bé | Sự lo hãi ít thường xuyên hơn |
Hiếm khi giảm vận động | Thường xuyên có sự giảm vận động |
Thường tái phát và phát triển hơn khi mang bầu những lần sau | Không phát triển hơn sau khi sinh |
Đánh giá
Sự kéo dài của D.P.P có thể thay đổi từ 3 đến 14 tháng. Phần lớn nó khởi phát tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 6.
Những chứng lo âu là đại diện cho những khó khăn đơn giản như sự điều chỉnh tức thời – nó khởi phát rất nhanh. Chúng được coi như là sản phẩm vì chúng cho phép điều chỉnh lại để thích nghi. Mặt khác, đưa ra những dạng thức mạnh mẽ và bền bỉ, lại được coi như không phải sản phẩm vì nó điều khiển việc trở thành bệnh mãn tính hay thường xuyên tái phát.
Phần lớn không thể phát hiện được hay chẩn đoán ngay sau khi sinh. Những người phụ nữ hiếm khi đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc. Khi họ nhớ lại… bác sĩ, những cơn rối nhiễu, sự điều trị bị bắt buộc, luôn luôn là không thỏa đáng.
Hậu quả của D.P.P trên những mối quan hệ sớm
Rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu chủ đề này
- “Le still – face” của Tronick năm 1978
- Điều kiện ngoại cảnh của Ainsworth năm 1968
Những tác giả nhận thấy sự trống rỗng thật sự với sự vô tổ chức trên khuôn mặt bất động của mẹ. Đứa trẻ cố gắng làm khuôn mặt của mẹ mình trở nên có sinh khí hơn. Nếu nó còn chưa làm được điều đó, nó sẽ lặp đi lặp lại với chính nó, bằng những cử động xoay tròn của đôi mắt.
Một người mẹ bị chứng trầm uất là một người mẹ ít nói, ít cười, và chính điều đó sẽ tạo nên một sự mệt mỏi trong mối quan hệ với trẻ. Điều này có thể không được cảm nhận một cách chắc chắn, nếu người ta không nhìn thấy nó, mà nó vẫn được bế ẵm, vẫn được nuôi dưỡng tốt, và luôn bình lặng…
Một người mẹ trầm cảm luôn ít có cảm nhận với những tiếng gọi của con nhỏ. Cô ta có thể đáp lời muộn, hay chỉ đến bên con mình bởi sự bắt buộc. Cuộc gặp mặt này là rất kém hòa hợp. Chứng trầm cảm điều chỉnh cách giao tiếp giữa mẹ và đứa con: giọng nói, ánh mắt nhìn, sự chú ý, tình cảm, và những lời đáp trả cho cảm xúc khác hẳn cả về chất lượng lẫn chất.
Trước một bà mẹ mắc chứng trầm cảm kéo dài, đứa trẻ có thể sẽ phát triển gắn liền với mẫu không an toàn, với việc tránh hoặc phải cố chịu đựng người mẹ khi quay lại sau sự chia cắt.
Tình trạng trầm uất ở người mẹ đã khiến đứa trẻ không thể chấp nhận được mẹ nó hơn là do sự chia cắt. Nó có thể kéo theo sự giảm phát triển nhận thức ở trẻ, sẽ tồi tệ hơn nếu điều kiện xã hội lại nhiều bất lợi.
Phòng ngừa
Quan trọng hơn cả là cảm nhận mang tính nghề nghiệp về sức khỏe xung quanh người phụ nữ mang thai: những nhà tư vấn cho phụ nữ, bác sĩ, nhân viên xã hội… Trầm cảm… là xu hướng của D.P.P. Một sự can thiệp sớm của một nhà tâm lý trị liệu, có thể sẽ làm tránh được nguy cơ trở thành D.P.P
Sau khi sinh sớm, trong trường hợp rối loạn những sự tác động qua lại giữa mẹ và trẻ, một sự can thiệp đúng mực với mối quan hệ mẹ - con, con – mẹ, có thể sẽ đạt được một hiệu quả chống sự trầm cảm.
Trị bệnh
+ Nhà tâm lý trị liệu là thích hợp. Buổi trò chuyện sẽ khám phá những kỷ niệm thời thơ ấu, những xung đột, sự mang ơn hay sự trung thành mà cô ấy đã gìn giữ với gia đình cô ấy. Cô ấy đã tác động ngược trở lại thế giới.
+ Một sự quan sát mẹ và bé cho phép chính xác hóa chất lượng mối quan hệ và mức độ thích nghi dần, thuần hóa bà mẹ cho con và con cho mẹ,
+ Một sự giúp đỡ dọn dẹp căn phòng, cũng có thể được đề nghị, nếu thấy cần thiết
+ Khi chứng trầm cảm đã là thực sự mạnh và không có cải thiện gì, mặc dù song song, nhưng nên có cả sự giúp đỡ của nhà tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Tôi đã cố gắng, qua báo cáo này, chỉ được cho bạn thấy sự khác biệt giữa “baby blues” và chứng trầm cảm mà các bạn nhìn thấy ở phương Tây, và tôi xin kết thúc bởi một chủ đề lâm sàng.
Sinh hoạt khoa học Viet Phap 2007, chủ đề trầm cảm sau đẻ và trầm cảm ở trẻ em
GS Line Pettit (Đại học Nantes)
Người dịch: CNTL Nguyễn Thị Thu Giang
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ