RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Sức khoẻ tinh thần cũng phải luôn được quan tâm chăm sóc
Xã hội phát triển, lối sống, nhịp sống ngày càng nhanh hơn, áp lực trong công việc, học tập cũng ngày một cao hơn. Đó là những yếu tố xã hội gây nên chứng bệnh căng thẳng thần kinh và các bệnh tâm thần nói chung.
Theo thống kê dịch tễ học về Sức khoẻ tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo, các rối loạn (bệnh tật) liên quan đến stress đang gia tăng rất nhanh, tỷ lệ chung trong dân số có thể từ 5% - 10% và thậm chí ở một số nước phát triển con số này còn lên đến 15% - 20%. Cũng theo WHO, vào năm 2010, các rối loạn tâm thần chiếm 15% tổng số các gánh nặng bệnh tật của xã hội.
Trước bối cảnh đó, ở số 4, Hồng Mai, Hà Nội đã có một bệnh viện với mô hình điều trị ban ngày đang hoạt động rất hiệu quả không chỉ trong việc chữa trị cho những tổn thương về tâm lý mà còn tham gia tích cực vào công tác phòng chống, nâng cao năng lực tự vệ trước những tổn thương về tinh thần. Đó là bệnh viện tâm thần Ban Ngày Mai Hương
Để có thông tin sâu giúp độc giả hiểu rõ hơn về hoạt động của Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương, phóng viên (PV) Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi xung quanh căn bệnh stress và tâm thần, cùng những trăn trở của ông và đội ngũ y bác sỹ bệnh viện Mai Hương về những phương pháp phòng và điều trị bệnh.
PV: Chứng bệnh căng thẳng thần kinh (stress) đang ngày một hoành hành và trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại! Nhiều người đã cho rằng căng thẳng đang trở thành bệnh dịch của thế kỉ 21. Thưa Tiến sĩ đâu là nguyên nhân chính gây ra stress? Và những ảnh hưởng của stress tới sức khỏe con người?
Tiến sỹ Ngô Thanh Hồi: Dưới góc độ xã hội, chúng ta có nhiều yếu tố như bạn đã đề cập ở trên đó là: lối sống. nhịp sống, áp lực sự phát triển, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo… nhưng tôi muốn đề cập góc độ cá nhân. Cá nhân có thể bị stress cũng do những yếu tố về sinh học, xã hội hay tâm lý gây ra. Chi tiết hơn ta có thể chỉ ra 3 kiểu nguyên nhân dẫn tới stress cho mỗi người
Stress do những chấn động tâm lý mạnh trực tiếp gây ra: Ví dụ như bản chết hụt trước những thảm họa như thiên tai, chiến tranh, tỵ nạn không thành, cướp bóc… hoặc tận mất chứng kiến người thân yêu nhất chịu những thảm cảnh trên
Stress do dư chấn của chấn đông tâm lý mạnh gây ra: Sau những chấn động mạnh như trên người bệnh mới phát sinh stress
Cuối cùng, stress do rối loạn sự thích ứng gây ra. Con người đứng trước sự sụp đổ quá nhanh về những lý tưởng mà mình theo đuổi. Ví dụ: đại bại trên thương trường, đại bại trên chính trường, đại bại trên học đường, đại bại trong hôn nhân…
Stress có thể khiến người bệnh tách rời cộng đồng, giảm khả năng giao tiếp, lao động, nặng hơn có thể mất khả năng hành vi không làm chủ bản thân có những hành động không tự chủ, gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
PV: Để chữa trị stress và các bệnh về tâm thần, hiện nay chúng ta có những giải pháp nào hiệu quả (đối với góc độ cá nhân và trên bình diện xã hội)?
Tiến sỹ Ngô Thanh Hồi: Để điều trị stress, chúng ta đánh giá và điều trị đồng thời cả ba hướng: liệu pháp sinh học (hoá dược, thuốc men), liệu pháp tâm lý, liệu pháp gia đình và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Tức là, với stress thì chỉ thuốc thôi là chưa đủ để điều trị, cần phải trở giúp từ các chuyên gia tâm lý và quan trọng hơn là sự giúp đỡ của gia đình và xã hội.
Do đó, tôi muốn nhấn mạnh: với những bệnh như stress hay các bệnh tâm thần nói chung thì mô hình điều trị truyền thống là nhập viện (nằm viện) cả ngày lẫn đêm là không thích hợp, vô hình chung là tách người bệnh ra khỏi xã hội. Thực tế trên thế giới, mô hình điều trị bán trú (bệnh viện ban ngày) là khá phổ biến đã chứng minh được năng suất chất lượng và hiệu quả trong khám, chữa trị cho người bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chỉ có Mai Hương hoạt động theo mô hình điều trị bán trú.
Không chỉ tiết kiệm chi phí cho người bệnh và xã hội, Bệnh viện Ban ngày Mai Hương đã chứng minh hiệu quả trong điều trị. Hàng ngày bệnh nhân sẽ được người nhà đưa đến để các bác sĩ khác chăm sóc, tham gia các hình thức lao động liệu pháp, âm nhạc, trị liệu, sinh hoạt vui chơi… chiều lại đón về. Nếu bị bệnh nhẹ hàng ngày bệnh nhân chỉ phải đến một lần để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và cho thuốc rồi về ngay. Mỗi bệnh nhân đến đều cảm nhận được tình thương ấm áp gần gũi thân mật giữa bệnh viện và gia đình.
Đặc biệt, khi đến với Mai Hương, dù là những bệnh nhân tâm thần, nhưng chúng tôi tôn trọng và thực hiện đầy đủ 5 quyền của người bệnh theo WHO đó là: Quyền tôn trọng về thân thể và danh dự (đều là người bệnh chứ không phải con bệnh), Quyền được bảo mật thông tin cá nhân, Quyền được biết thông tin về bệnh, Quyền công bằng tiếp cận các dịch vụ, Quyền được tham gia các quyết định điều trị.
PV: Trên thế giới mô hình chăm sóc sức khỏe (bán trú) khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và nhận thức của người dân còn thấp. Hiện tượng “luân chuyển” các bác sĩ có năng lực cũng là thách thức lớn?Vậy đâu là những giải pháp để thúc đẩy mô hình bệnh viện tâm thân ban ngày Mai Hương phát triển cả về quy mô và hiệu quả điều trị.
TS Ngô Thanh Hồi: Đúng như bạn chia sẻ, hiện nay chúng tôi đang quá tải! Quá tải bệnh nhân đồng thời cũng quá tải cả việc lo giữ chân bác sỹ giỏi. Việc giữ chân bác sĩ giỏi là vấn đề khiến tôi cũng có thể bị “stress”. (Cười). Xét trên góc độ Bệnh viện, tôi đang tập trung vào việc giữ chân các bác sĩ giỏi. Bởi để có một bác sĩ tâm thần giỏi mất nhiều thời gian bồi dưỡng cả chuyên môn y khoa và cả chuyên môn về tâm lý. Không còn cách nào, chúng tôi phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo để giúp bác sĩ nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời mở các dịch vụ để tăng thu nhập chính đáng cho người lao động.
Còn trên góc độ chung của cả nước, phát triển các trung tâm điều trị tâm thần là công việc của nhà quản lý. Tuy nhiên dưới góc độ nhà chuyên môn tôi có tư vấn cho UBND thành phố Hà Nội về phát triển thêm 100 giường bệnh ban ngày nữa, tuy nhiên không tập trung tại một bệnh viện nào cả. Đó phải là các trung tâm chữa bệnh vệ tinh của bệnh viện chuyên sâu nằm ở các khu tập trung đông dân cư. Về lâu dài, Việt Nam phải hướng thành lập các khoa tâm thần ở các bệnh viện lớn. Đó mới là cách làm thông minh và hiểu quả nhất. Khi đó, Mai Hương với vai trò cơ quan chuyên môn, nghiên cứu chuyên sâu sẽ sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với các bệnh viện khác về chuyên môn tâm thần học
PV: Chúng ta vẫn thường nói, Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thưa tiến sĩ, với những bệnh liên quan tới sức khỏe tinh thần nói chung và stress nói riêng có khó để phòng bệnh không?
TS Ngô Thanh Hồi: Rất đúng, dù là bệnh gì đi nữa thì phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Trong xã hội hiện nay, chúng ta thường quan tâm nâng cao sức khỏe thể chất (tập thể dục, ăn uống…) mà quên đi cách làm, việc làm đơn giản giúp chúng ta nâng cao sức khỏe tinh thần. Nói cách khác, chúng ta thường tập thể dục cho cơ thể mà quên tập thể dục và vệ sinh cho tinh thần.
Theo WHO, để có sức khỏe tinh thần tốt thì mọi người cần phải nâng cao: Tình yêu với cuộc sống; niềm tin vào giá trị của bản thân và những người xung quanh; năng lực tự chủ cảm xúc, tư duy và hành vi; Khả năng thiết lập và duy trì những mối quan hệ xã hội; khả năng thích ứng với xốc về tâm lý.
Với vai trò là cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, Mai Hương đã có những đóng góp toàn diện trên các phương diện: dự phòng, khám chữa sớm, chăm sóc, phục hồi chức năng …Riêng về dự phòng, bệnh viện đã xây dựng một phim tài liệu khoa học 45 phút có tên "Hãy coi chừng stress" phát trên Đài truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi tích cực phối hợp ngành giáo dục, tổ chức đoàn thanh niên xây dựng các chương trình hỗ trỡ thanh niên rèn luyện tốt, chuẩn bị về mặt tâm lý khi đứng trước các khó khăn của cuộc sống: thất bại trong học tập, thi cử, kinh doanh, thể thao, ... Chẳng có cách nào hơn là đứng dậy và đương đầu với thất bại. Và chúng ta nên nhìn nhận stress một cách khách quan, như ý kiến của một nhà khoa học về stress: Stress là chất muối của cuộc sống, nếu không có stress thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị.
PV: Cảm ơn tiến sĩ về buổi trao đổi bổ ích này!
(Thực hiện: Trịnh Long)
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ