RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nhận biết học sinh trong tình trạng có nguy cơ tự sát như thế nào
Nhận dạng sự lo buồn
Bất cứ thay đổi đột ngột nào ảnh hưởng đến kết quả học tập, vắng mặt ở trên lớp và hành vi bất thường của học sinh đều phải được xem xét rất nghiêm túc như:
- Thiếu quan tâm đến các hoạt động thường ngày.
- Suy giảm các kết quả học tập.
- Không cố gắng sửa chữa.
- Mất tập trung trong lớp học.
- Liên tục vắng mặt mà không có lý do.
- Hút thuốc,uống rượu quá nhiều, sử dụng ma tuý.
- Gây rắc rối cảnh sát phải can thiệp, từng đánh nhau với bạn trong nhà trường.
Các chỉ điểm này giúp nhận biết học sinh có nguy cơ bị tác động về mặt xã hội và tâm lý. Học sinh này có thể có các ý tưởng tự sát và cuối cùng sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
Nếu như các giáo viên hoặc cha mẹ nhận ra bất cứ dấu hiệu nào thì nên báo ngay cho người có trách nhiệm của nhà trường để tiến hành đánh giá toàn diện học sinh đó, vì những yếu tố này thường là biểu hiện của những sang chấn trầm trọng và hậu quả có thể dẫn đến hành vi tự sát ở một số trường hợp.
Đánh giá nguy cơ
Khi đánh giá nguy cơ tự sát, thầy cô và cha mẹ nên nhận thức rõ là vấn đề luôn rất phức tạp, đa dạng.
Có lần nào tự sát không thành trước đó không?
Tiền sử những lần tự sát trước kia là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trẻ trong trạng thái sang chấn có khuynh hướng lặp lại hành động tự sát.
Trầm cảm
Một yếu tố quan trọng khác là trầm cảm. Việc chẩn đoán trầm cảm là việc của các bác sĩ đa khoa hay bác sĩ tâm thần nhưng giáo viên và cha mẹ phải luôn nhận biết được tính đa dạng của các triệu chứng tạo thành một phần của bệnh trầm cảm.
Khó khăn khi đánh giá trầm cảm là các giai đoạn chuyên đổi tự nhiên của trẻ vị thành niên (tâm lý lứa tuổi) lại có những đặc điểm rất giống với bệnh trầm cảm.
Vị thành niên là giai đoạn bình thường, trong suốt chặng đường phát triển này một số đặc điểm như không tin tưởng vào bản thân, chán nản, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ là rất phổ biến. Đây cũng là những đặc điểm phổ biến của bệnh trầm cảm, nhưng những dấu hiệu này không gây hậu quả gì trừ khi chúng kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Khi so sánh với người lớn trầm cảm, trẻ trầm cảm có khuynh hướng ăn, ngủ nhiều hơn.
Các suy nghĩ trầm cảm có thể xuất hiện ở tuổi vị thành niên và phản ánh quá trình phát triển bình thường, khi trẻ luôn phải lo lắng về các vấn đề hiện tại. Cường độ, chiều sâu suy nghĩ tự sát, khoảng thời gian, hoàn cảnh các ý tưởng này nảy sinh và không thể làm cho trẻ quên đi (ý tưởng tự sát tồn tại dai dẳng) là dấu hiệu để phân biệt trẻ khoẻ mạnh bình thường với trẻ đang có biểu hiện khủng hoảng.
Hoàn cảnh của học sinh
Một nhiệm vụ quan trọng khác là phải nhận biết các hoàn cảnh gia đình và sự cố trong đời sống học sinh thúc đẩy ý muốn tự sát.
Các gia đình có sự đổ vỡ và sang chấn từ thời kỳ thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của học sinh sau đó, đặc biệt là khi chúng không thể đối phó được với những sang chấn.
Các vấn đề bất thường, không ổn định của gia đình học sinh và các sự kiện gây đau khổ ở trẻ thường được thấy là:
- Bệnh tâm thần của bố mẹ.
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy, hoặc có hành vi chống đối xã hội trong gia đình.
- Trong lịch sử gia đình có người tự sát hoặc có toan tự sát.
- Gia đình có các hành vi bạo lực hoặc lạm dụng (bao gồm lạm dụng tình dục và lạm dụng sức lực ở trẻ em).
- Thiếu chăm sóc bởi bố mẹ, thiếu quan tâm, giao tiếp trong gia đình.
- Thường xuyên cãi vã giữa bố mẹ cùng với căng thẳng và thù địch trong gia đình.
- Bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc đã chết.
- Trẻ mong đợi quá nhiều hoặc quá ít ở vai trò của bố mẹ.
- Độc đoán quá mức hoặc không thoả đáng của bố mẹ.
- Sự khắt khe của gia đình.
- Áp lực học hành, thi cử xuất phát từ cha mẹ.
Mô hình gia đình này thường đặc trưng cho các trường hợp trẻ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Bằng chứng cho thấy trẻ tự sát thường từ các gia đình có nhiều vấn đề như vậy trong đó các nguy cơ dồn nén lại.
Nhân cách và nhận thức của học sinh
Các nét nhân cách sau đây thường thấy ở thời kỳ vị thành niên, nhưng nó cũng có liên quan với nguy cơ của ý tưởng hoặc hành vi tự sát và thường kết hợp với các rối loạn tâm thần như:
- Cảm xúc không ổn định.
- Hành vi cáu giận, gây gổ.
- Hành vi chống đối xã hội.
- Dễ bị xung động, kém kiềm chế.
- Suy nghĩ cứng nhắc và khuôn mẫu trong đối phó thực tại.
- Khi nảy sinh khó khăn thì khả năng giải quyết vấn đề rất kém.
- Không có khả năng nắm bắt thực tế.
- Có những ý nghĩ kỳ quặc,tự cao xen kẽ các cảm giác vô dụng.
- Lo âu đặc biệt là khi có các dấu hiệu hoặc biểu hiện thất vọng.
- Mặc cảm tự ti hoặc cảm giác hồ nghi.
- Có vấn đề trong phân định giới tính hoặc định hướng tình dục.
Tóm tắt và kiến nghị của các nhà chuyên môn
Tự sát không phải là một hành động bất ngờ khó hiểu: các học sinh có ý tưởng tự sát có thể bộc lộ cho những người xung quanh thấy đủ các dấu hiệu báo trước và cho chúng ta cơ hội để can thiệp. Trong công tác dự phòng tự sát, giáo viên và cha mẹ phải đối mặt với một số vấn đề trong đó những điểm cốt lõi là:
- Phát hiện học sinh có các vấn đề vi phạm đạo đức và giúp học sinh đó về tâm lý.
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó hơn với học sinh bằng cách nói chuyện với trẻ, cố gắng hiểu và giúp đỡ trẻ.
- Giảm bớt áp lực cho học sinh.
- Theo dõi và nhận biết sớm các thông điệp về tự sát qua cách nói chuyện hay sự thay đổi trong hành vi của học sinh.
- Xoá bỏ các mặc cảm và kỳ thị về bệnh tâm thần và giúp trẻ từ bỏ việc lạm dụng rượu và ma túy.
- Đưa học sinh đi điều trị rối loạn tâm thần và lạm dụng rượu, ma túy ngay nếu có dấu hiệu.
- Hạn chế để học sinh tiếp xúc với các phương tiện có thể tự sát: thuốc độc, thuốc trừ sâu, súng và các vũ khi khác...
- Vận dụng các phương pháp giảm căng thẳng có sẵn như thể dục thể thao, yoga, thiền….
Hãy làm hết sức có thể.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023