RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nguyên nhân và phân loại tự kỷ
Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường. Tỷ lệ mắc Cứ 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 4/1.
Phân loại tự kỷ
Theo thời điểm mắc tự kỷ
− Tự kỷ điển hình - hay tự kỷ bẩm sinh: triệu trứng tự kỷ xuất hiện dần dần trong 3 năm đầu.
− Tự kỷ không điển hình - hay tự kỷ mắc phải: trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu, sau đó triệu trứng tự kỷ xuất hiện dần dần và có sự thoái triển về ngôn ngữ-giao tiếp.
Theo chỉ số thông minh
− Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được Trẻ không có những hành vi tiêu cực song rất thụ động, có hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội. Có thể biết đọc sớm (2 - 3 tuổi). Kỹ năng nhìn tốt. Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
− Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, cử động, thực hiện. Trẻ có thể quá nhậy cảm khi kích thích thính giác. Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ. Kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú). Có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thể buớng bỉnh. Là những trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
− Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được Trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ (thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn). Có hành vi tự kích thích. Trí nhớ kém. Nói lặp lại (lời nói không có nghĩa đầy đủ). Khả năng tập trung kém.
− Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được Trẻ thường xuyên im lặng. Biết dùng một ít từ hoặc ít cử chỉ. Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc. Nhạy cảm với các âm thanh/tiếng động. Kỹ năng xã hội không thích hợp. Không có mối quan hệ với người khác.
Theo mức độ
− Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói được tương đối bình thường.
− Tự kỷ mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế.
− Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được. Vấn đề tự chăm sóc của trẻ tự kỷ
− Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.
− Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.
− Trẻ có khó khăn trong việc đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Vấn đề học hành
− Kỹ năng chơi không phát triển.
− Trẻ có khó khăn về đọc và học tập.
Nhận thức của trẻ tự kỷ
- Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
- Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.
- Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.
- Khó khăn khi định hướng.
Tâm lý - xã hội của trẻ tự kỷ
- Trẻ có thể kém tưởng tượng.
- Trẻ có thể tự kích động mình: đập đầu, lăn đùng ra đất.
- Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).
- Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.
- Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.
- Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.
- Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.
Nguyên nhân và phòng ngừa
Nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ em
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:
− Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
− Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.
− Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
− Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
− Vàng da nhân não sơ sinh.
− Chảy máu não-màng não sơ sinh.
− Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.
− Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.
− Chấn thương sọ não.
− Nhiễm độc thuỷ ngân.
Yếu tố di truyền
− Bất thường về nhiễm sắc thể.
− Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.
Yếu tố môi trường
− Môi trường sống ít có kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc... thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình. − Một số hoá chất, kim loại nặng có thể gây tổn thương não.
Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em
-Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.
- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não.
-Khám trẻ khoẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ cao thường quy hàng quý trong 24 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm các rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023