RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Can thiệp sớm tự kỷ
Can thiệp đối với trẻ mắc tự kỷ là một chương trình can thiệp toàn diện, lâu dài và cần có sự tham gia của mọi thành viên liên quan đến trẻ: cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia. Trẻ cần được can thiệp từ nhiều phương diện: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục và uốn nắn, hỗ trợ các kỹ năng cần thiết.
1. Điều trị thuốc
Các thuốc dùng để điều trị trong các nhóm rối loạn sau:
+ Mất ngủ
+ Rối loạn cảm giác ngon miệng: mất ngon miệng, phàm ăn…
+ Trầm cảm
+ Kém tập trung, chú ý, tăng động
+ Rối loạn lưỡng cực
+ Loạn thần
+ Hội chứng Tourette (hội chứng tic)
+ Động kinh
Các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần nhi sẽ cân nhắc sử dụng khi có chỉ định. Khi trẻ có những hành vi khó kiểm soát hoặc những vấn đề nêu trên cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa tâm thần nhi tại các viện hoặc bệnh viện nhi để được tư vấn kịp thời.
2. Can thiệp bằng chế độ ăn
Để chứng minh một chế đọ ăn có tác dụng trong điều trị tự kỷ cần phải có các nghiên cứu thử nghiệm khoa học. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy chế độ ăn có ảnh hưởng đến kết quả can thiệp của tự kỷ. Cơ sở của việc áp dụng chế độ ăn là quan niệm: 1) Dị ứng thức ăn gây triệu chứng của bệnh. 2) Thiếu một vitamin đặc hiệu hoặc chất khoáng có thể gây một số triệu chứng của tự kỷ. Nhiều cha mẹ thấy cho trẻ ăn lúa mì, lúa mạch, sữa loại bỏ casein và gluten có thể giảm triệu chứng của tự kỷ. Nhưng có một số chất bổ sung dinh dưỡng như nhóm vitamin, chất khoáng… đã được dùng trong việc kiểm soát hành vi tự hại của trẻ. Việc dùng vitamin B6 liều cao, magnesium và DMG (dimethylglycine) để kiểm soát cơn kích động, các hành vi tự hại… có hiệu quả tốt trong nhiều trường hợp, khi tất cả các thuốc và các biện pháp can thiệp khác không có kết quả. (Nghiên cứu của tiến sĩ B. Rimland, San Diego, Mỹ năm 2001).
3. Giáo dục hành vi
Hiện nay, phương pháp Ứng dụng Phân tích hành vi được áp dụng phổ biến trên thế giới trong việc dạy hành vi cho trẻ tự kỷ. Nguyên tắc của nó là xây dựng những hành vi có lợi về mặt xã hội và hạn chế những hành vi xấu. Quan điểm phân tích hành vi nhìn nhận tự kỷ như một hội chứng khiếm khuyết về hành vi do tổn thương thần kinh. Nhưng có thể thay đổi được nhờ một hệ thống tác động từ môi trường ngoài có thiết kế thành một chương trình cẩn thận. Giáo dục phân tích hành vi tập trung vào dạy một hệ thống những phần nhỏ đo lường được của hành vi. Mọi kỹ năng của trẻ (xã hội, giao tiếp hoặc tự chăm sóc...) được chia thành những bước nhỏ để dạy. Việc dạy này phải được tiến hành một đối một, nhờ các kỹ thuật đặc biệt.
4. Ngôn ngữ trị liệu
Dạy trẻ tự kỷ giao tiếp là một trong những nội dung quan trọng vì giao tiếp là một trong những phương tiện giúp trẻ bộc lộ nhu cầu, hạn chế được hành vi xấu, giúp tăng cường kỹ năng xã hội của trẻ. Tuỳ mức độ phát triển về trí tuệ, khả năng của trẻ mà các chuyên gia ngôn ngữ có thể dạy trẻ giao tiếp bằng lời nói, bằng cử chỉ hoặc bằng hình vẽ. Trước hết khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, các kỹ năng giao tiếp không lời...của trẻ được đánh giá. Việc huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ cũng được tiến hành một cô, một cháu, hàng ngày hoặc cách ngày.
Kết quả huấn luyện giao tiếp phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của cha mẹ, thời điểm bắt đầu sớm hay muộn, mức độ phát triển trí tuệ và các kỹ năng khác của trẻ.
5. Can thiệp qua các giác quan
Hầu hết trẻ tự kỷ có vấn đề về giác quan, hoặc quá nhạy cảm hoặc trơ với kích thích từ môi trường xung quanh. Việc tăng cường nhận thức giác quan của trẻ chủ yếu nhằm vào những cảm giác: tiền đình (về vận động và thăng bằng), xúc giác (cảm giác sờ chạm) và cảm thụ bản thể (cảm giác về vị trí thân thể trong không gian). Những kích thích này được thực hiện hàng ngày vào những thời gian nhất định, dưới dạng các động tác ve vuốt nhẹ nhàng dọc theo các phần thân thể của trẻ; những bài tập hoặc các hoạt động chơi, đi cầu thăng bằng, ngồi đu… Sau một thời gian thực hiện các hoạt động này hầu hết trẻ đều tiếp nhận kích thích một cách dễ dàng, hoặc thích thú.
Kích thích thính giác
Hầu hết trẻ tự kỷ có nhạy cảm âm thanh rất khác so với trẻ bình thường. Những chuyên gia làm việc với trẻ đều thấy trẻ khá nhạy cảm, bị hấp dẫn, cuốn hút bởi các âm thanh của chương trình quảng cáo, hoặc ca nhạc. Ngược lại âm thanh của lời nói, ngay cả giọng nói của mẹ, trẻ cũng ít để tâm đến. Việc huấn luyện nghe cho trẻ nhằm thay đổi sự nhạy cảm đối với các âm thanh khác nhau của trẻ. Chương trình can thiệp về thính giác gồm những giờ nghe nhạc của trẻ (khoảng nửa giờ mỗi ngày, trong vài ba tuần). Nhiều nghiên cứu cho thấy nghe nhạc có khả năng cải thiện tốt khả năng nghe của trẻ, hạn chế hoặc làm mất sự quá nhạy cảm đối với âm thanh và giảm được các hành vi xấu.
Kích thích thị giác
Vấn đề thị giác của trẻ thường liên quan đến khả năng nhìn và quan sát bằng mắt của trẻ; tập trung kém và hay bị phân tán. Ngoài ra, trẻ cảm nhận màu sắc, hình khối cũng có sự ưu tiên với một số kích thích nhất định. Vì vậy, trẻ có thể rất dễ bị cuốn hút với các vật có màu nổi bật, đỏ, sặc sỡ; không thích, không chú ý tới những vật khác. Cảm nhận nhìn vật chuyển động cũng khác so với trẻ bình thường, nên nhận thức về mối liên hệ giữa bản thân với đồ vật xung quanh bị hạn chế. Trẻ khó “quét ảnh” và lưu giữ các cử động trong trí nhớ; không có khả năng bắt bóng; luôn rất cẩn thận khi đi lên hoặc đi xuống cầu thang, dễ bị đâm bổ vào đồ đạc, hay đi nhón gót. Việc tập luyện nhìn kết hợp vận động trong 1-2 năm với kính mắt thấu kính lăng trụ sẽ giảm hoặc chữa khỏi những sai lệch về nhìn của trẻ.
6. Hoạt động trị liệu
Trẻ tự kỷ cần được dạy để tự chăm sóc: tự ăn uống, thay quần áo, tắm giặt, giữ vệ sinh. Trong đời sống hàng ngày, cảm giác đói, khát hoặc mệt... của trẻ không rõ ràng, có thể giảm hoặc tăng quá mức so với trẻ bình thường. Trẻ cần được dạy để độc lập trong mọi hoạt động. Bên cạnh việc huấn luyện trẻ tự làm các hoạt động hàng ngày, một số kỹ năng như di chuyển, vận động và các bài tập chạy nhảy, thể thao cũng rất cần thiết để tạo cho trẻ những cảm nhận đầy đủ về môi trường xung quanh.
7. Cải thiện kỹ năng xã hội:
Một trong những vấn đề quan trọng của trẻ là giao du kết bạn và duy trì tình bạn với các trẻ em khác cùng lớp. Trẻ thường có xu hướng co mình lại, không tự khởi đầu một câu chuyện hoặc một mối quan hệ bạn bè. Lên lớp trên (cấp 1 hoặc cấp 2 trở lên) trẻ còn hay bắt nạt các bạn khác cùng lớp. Tình bạn có thể hạn chế sự hung hăng, bắt nạt của trẻ. Trẻ em hay chơi với nhau vì có cùng sở thích: đọc chuyện tranh, chơi máy tính, múa hát hoặc chơi bóng... Việc tổ chức cho trẻ chơi chung với nhau giúp chúng có nhiều cơ hội hơn để chia xẻ. Việc cải thiện các kỹ năng xã hội bao gồm: cải thiện kỹ năng nhìn, giao tiếp, vui chơi, hành vi.. được trình bày ở chương sau sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và hoà nhập xã hội.
8. Dạy trẻ vui chơi
Vui chơi là cách học và tìm hiểu thế giới của trẻ. Nhờ đó mà trẻ tìm hiểu, khám phá được khả năng của bản thân và nhận thức được mối liên hệ giữa trẻ và các cá nhân khác trong gia đình và cộng đồng. Thông qua vui chơi, trẻ tạo được mối quan hệ với bạn bè, học được các quy tắc luật lệ. Nhờ đó trẻ chuẩn bị cho mình những hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết để bước vào cuộc sống xã hội. Có thể nói chơi là quá trình học rất quan trọng đối với trẻ trước tuổi đến trường. Đối với trẻ bị tự kỷ, chơi là càng có ý nghĩa hơn vì nó giúp trẻ tăng cường được sự cảm nhận phong phú về thế giới xung quanh, cải thiện kỹ năng xã hội và uốn chỉnh hành vi.... Cha mẹ cần có nhận thức đầy đủ về việc này vì chính cha mẹ có thể bắt đầu hỗ trợ trẻ ngay từ khi mới phát hiện, luôn bên cạnh trẻ và hiểu được trẻ nhất. Học cách chơi và cùng chia sẻ những kinh nghiệm với trẻ thông qua vui chơi, cha mẹ sẽ làm thay đổi hẳn cuộc sống của trẻ.
Cùng với vui chơi, dạy trẻ cách chăm sóc bản thân, sống một cách độc lập... hỗ trợ trẻ các kỹ năng khác, cha mẹ phải là chỗ dựa vững chãi cho trẻ trong những năm tháng tuổi trước và khi đã đến trường.
9. Sự tham gia của cha mẹ trẻ
Gia đình, cha mẹ và mọi người thân quanh trẻ là những người quan trọng nhất để việc can thiệp có hiệu quả. Đầu tiên, nhờ cha mẹ, mà các khó khăn của trẻ được phát hiện sớm, chẩn đoán sớm. Việc cha mẹ tham gia can thiệp sớm là yếu tố quyết định. Có nhiều lý do khiến cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong chương trình can thiệp sớm: giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, việc cho ăn uống, chăm sóc chiếm hầu hết khoảng thời gian trong hoạt động hàng ngày của trẻ. Tiếp theo, cha mẹ là người thường xuyên ở bên cạnh trẻ, mọi kỹ năng được học có khả năng áp dụng thường xuyên và liên tục. Mọi dịch vụ cần thiết đối với trẻ đều được cha mẹ áp dụng. Chưa kể, việc áp dụng sớm các kỹ năng dạy trẻ có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời và dễ dàng hơn, so với việc bắt đầu can thiệp muộn.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023