RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Đại cương rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh ở một số trẻ lứa tuổi mẫu giáo và những năm đầu bậc tiểu học. Thật khó khăn cho những trẻ này trong việc kiểm soát hành vi và sự tập trung chú ý của chúng. Ước chừng 3-5% trẻ em bị bệnh ADHD hoặc xấp xỉ 2 triệu trẻ em ở Mỹ bị ADHD. Điều này có nghĩa là trong một lớp học có 25-30 em thì có thể có một em bị bệnh ADHD.
ADHD được mô tả lần đầu tiên bởi bác sỹ HEINRICH HOFMAN năm 1845, là một bác sỹ chuyên viết sách về y học và tâm thần. Ông còn là 1 nhà thơ và trở nên quan tâm viết sách cho trẻ em là vì bản thân ông không tìm được tài liệu nào để đọc và giải nghĩa cho hành vi của cậu con trai 3 tuổi của mình. Và sau đó ông đã viết một cuốn sách bằng thơ có đầy đủ tranh minh hoạ về trẻ em và những đặc điểm tính cách của chúng. "The storry of Fidgety Philip" mô tả chính xác chân dung một cậu bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
Mãi đến năm 1902, GEORGE F.STILL xuất bản một loạt bài giảng cho Hội y học Hoàng gia Anh, trong đó mô tả một nhóm các trẻ hiếu động với những dấu hiệu bất thường về hành vi- nguyên nhân do rối loạn chức năng di truyền chứ không phải do dạy dỗ kém. Đó là những trẻ mà ngày nay chúng ta dễ dàng nhận ra chúng bị mặc bệnh rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý. Kể từ đó, hàng nghìn tài liệu khoa học về ADHD đã được xuất bản, cung cấp thông tin về bản chất tự nhiên, tiến triển, nguyên nhân, các tật chứng và các phương pháp điều trị bệnh ADHD.
Trẻ em với ADHD phải đối mặt với các khó khăn, nhưng không phải là một việc không khắc phục được.
Để có thế kiểm soát được bệnh và phát triển được, trẻ cần phải nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và hiểu biết từ phía cha mẹ, các nhà tư vấn và hệ thống giáo dục.
Tài liệu này cung cấp các thông tin về bệnh ADHD và phương pháp kiểm soát chúng bao gồm cả các nghiên cứu về thuốc men và các can thiệp hành vi, các phương pháp giáo dục.
Vì bệnh ADHD diễn biến tiếp tục đến tuổi trưởng thành nên tài liệu cũng đề cập đến các nội dung chẩn đoán và điều trị ADHD ở người trưởng thành.
Triệu chứng rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý
Đặc trưng cơ bản của bệnh là kém tập trung chú ý, tăng động và xung động.
Những triệu chứng này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu đời của đứa trẻ.
Bởi vì nhiều trẻ bình thường cũng có thể có các triệu chứng này nhưng ở mức độ nhẹ hoặc là hậu quả của các bệnh khác nên điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán chính xác qua thăm khám bởi một bác sỹ chuyên khoa.
Các triệu chứng của bệnh ADHD xuất hiện và diễn ra trong rất nhiểu tháng. Thông thường các triệu chứng xung động và tăng động có trước các triệu chứng kém tập trung chú ý và kém tập trung chú ý ngày càng rõ ràng và nổi bật sau một năm hoặc nhiều năm.
Các triệu chứng khác nhau có thể xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau phụ thuộc vào các yêu cầu của tình huống đối với khả năng tự điều chỉnh của trẻ. Một đứa trẻ ở trong lớp học không thể ngồi yên được một chỗ và hay nghịch ngợm bao giờ cũng dễ bị cô giáo để ý, nhưng những cháu có biểu hiện mơ màng, kém tập trung có thể không bị cô giáo phát hiện ra. Những trẻ xung động thường hành động không suy nghĩ có thể được xem như là có vấn đề về ý thức tổ chức kỷ luật, trong khi những trẻ thụ động hoặc chậm chạp lờ đờ lại được xem như chỉ là thiếu động cơ. Cả hai loại trẻ trên có thể đều là các thể khác nhau của bệnh ADHD.
Tất cả các trẻ có vấn đề quá hiếu động, rối nhiễu, kém tập trung hoặc xung động mà ảnh hưởng đến việc học tập tại trường học, các mối quan hệ xã hội với những đứa trẻ khác hoặc hành vi bất thường tại gia đình thì đều phải nghi ngờ mắc bệnh ADHD. Nhưng vì các triệu chứng của ADHD thì rất khác nhau trong các bối cảnh khác nhau nên chẩn đoán bệnh không dễ dàng. Điều này đặc biệt đúng khi là triệu chứng các biểu hiện kém tập trung chú ý.
Theo chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần (DSM-IV-TR) bệnh ADHD có ba thể:
1. Thể tăng động xung động nổi trội.
2. Thể giảm tập trung chú ý nổi trội.
3. Thể kết hợp cả tăng động và giảm tập trung chú ý.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương