RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nguyên nhân rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý
Một trong những câu hỏi đầu tiên của các bậc cha mẹ là: Tại sao? Điều gì đang xảy ra? Tôi đã có sai lầm gì để gây ra bệnh cho cháu?
Có rất ít bằng chứng là hiện nay ADHD tăng lên do các yếu tố xã hội hoặc do phương pháp nuôi dạy trẻ.
Hầu hết đều chứng tỏ nguyên nhân rơi vào lĩnh vực thần kinh và di truyền. Tuy nhiên yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ các rối loạn và đặc biệt là mức độ tật chứng và khổ sở mà trẻ phải gánh chịu. Nhưng nếu chỉ riêng các yếu tố này thì không thể đủ gây ra bệnh. Các bậc cha mẹ nên chú tâm vào việc tìm kiếm và chọn các phương thức tốt nhất để giúp đỡ cho con họ.
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của bệnh để tìm cách chữa trị và hy vọng một ngày gần đây có thể phòng ngừa được bệnh ADHD.
Một điều hết sức quan trọng là các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều bằng chứng là bệnh ADHD không xuất phát từ môi trường gia đình mà là từ các nguyên nhân sinh học.
Điều này có thể làm vơi đi gánh nặng tội lỗi mà các bậc cha mẹ đã tự buộc tội cho bản thân mình trong việcgây ra bệnh cho các cháu.
Trong vài thập kỷ gần đây , các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây ra bệnh ADHD. Một số giả thuyết đã trở nên không đúng nữa và một số khác thì lại là động lực kích thích, thúc đẩy các nhà khoa học hướng tới những nghiên cứu mới.
Một số tác nhân môi trường
- Có thể có sự liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và rượu trong suốt quá tình mang thai trẻ và nguy cơ mắc ADHD trong các thế hệ tiếp theo. Đó cũng là cảnh báo tốt nhất nên bỏ rượu và thuốc lá khi có thai.
- Nồng độ chì cao trong người các cháu. Từ khi chì không được phép có trong sơn, xăng thì thấy mức độ nhiễm độc không xẩy ra nữa. Những đứa trẻ sống trong những ngôi nhà đời cũ dùng sơn có chì hoặc ăn uống ở những ống nước có chứa hợp chất có chì thì có thể có nguy cơ bị bệnh ADHD.
Chấn thương não
Là một giả thuyết nguyên nhân được đưa ra từ rất sớm. Một số trẻ bị chấn thương sọ não có một số dấu hiệu hành vi tương tự như ADHD nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị ADHD có chấn thương não.
Phụ gia thức ăn và đường
Đã có các giả thiết rằng rối loạn ADHD gây ra bởi đường tinh luyện hoặc các phụ gia thực phẩm và các triệu chứng ADHD bị trầm trọng thêm bởi những chất này. Năm 1982 Viện nghiên cứu sức khoẻ Hoa Kỳ đã có 1 hội thảo chuyên đề để giải đáp khoa học cho vấn đề này. Kết quả chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng chỉ có tác dụng hữu ích cho 5% trẻ bị ADHD, chủ yếu là các trẻ bị dị ứng thức ăn. Một nghiên cứu mới đây về tác dụng của đường đối với trẻ, sử dụng xen kẽ một ngày dùng đường, ngày sau dùng chất thay thế. Không ai trong số cha mẹ, nhân viên hay trẻ em được biết là dùng chất gì. Kết quả cho thấy đường không có một tác dụng đáng kể nào tới hành vi và học tập của trẻ. Trong một nghiên cứu khác , người ta cho trẻ em được các bà mẹ cho là mẫn cảm với đường dùng Aspartame thay cho đường. Một nửa số bà mẹ được thông báo là con họ được cho đường, nửa còn lại được biết là con họ được cho Aspartame . Nửa số bà mẹ nghĩ là con họ dùng đường đã đánh giá con họ bị tăng động nặng hơn trẻ khác và họ cũng là những người khắt khe hơn với hành vi của trẻ.
Di truyền
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra có tính chất gia đình, đó được xem là do ảnh hưởng của gen di truyền.
Có nghiên cứu chỉ ra rằng 25% những người có quan hệ huyết thống với trẻ bị ADHD cũng bị ADHD trong khi tỷ lệ trong dân số chung là 5%, các nghiên cứu trẻ sinh đôi chứng minh mạnh mẽ vai trò của gien di truyền bệnh ADHD. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nhận diện các gen gây bệnh, kể từ năm 1999, một mạng lưới dữ liệu vẫn tiếp tục hoạt động để chia sẻ các phát hiện về di truyền học phân tử trong bệnh ADHD giữa các nhà khoa học.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
<strong n="" ng="" p="" span="" style="\" text-align:"="">
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023