RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Can thiệp hành vi đơn giản với người bệnh ADHD
1. Thời gian biểu: có lịch trình đều đặn mỗi ngày từ khi thức dậy tới lúc đi ngủ.Thời gian biểu Bao gồm thời gian làm bài tập, thời gian chơi (bao gồm giờ chơi ngoài trời, các hoạt động trong nhà như là chơi điện tử). Dán thời gian biểu lên tủ lạnh, hoặc có bảng thông báo trong bếp. Nếu phải thay đổi thời gian biểu, làm cho nó tiến bộ hơn mức có thể.
2.Sắp xếp đồ vật trẻ cần mỗi ngày: có một nơi để mọi vật và giữ mọi thứ đúng chỗ của nó bao gồm quần áo, ba lô, đồ dùng học tập.
3. Làm bài tập về nhà và sử dụng sổ ghi chép: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra yêu cầu ở lớp và mang về nhà những quyển sách cần thiết.
Trẻ bị ADHD cần phải có các qui định nhất quán mà chúng có thể hiểu được và làm theo. Nếu các qui định trên được tuân thủ, cho chúng một phần thưởng nhỏ. Trẻ bị ADHD thường nhận, mong chờ, chỉ chích. Tìm kiếm các hành vi tốt và khen ngợi chúng.
Vị thành niên với ADHD
Trẻ bị ADHD đã có bước đầu thành công trong những năm tiểu học và bắt đầu hành trình qua Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông. Trẻ cần phải được đánh giá định kỳ hàng năm. Đây là thời điểm tốt nhất để hoàn thành bản tái đánh giá sức khoẻ con bạn.
Những năm tuổi vị thành niên là một thử thách đổi với hầu hết trẻ, với trẻ ADHD, những năm này khó khăn tăng lên gấp đôi. Tất cả những vấn đề của vị thành niên: áp lực cao, lo sợ sự thất bại ở trường và ở xã hội, giảm tự trọng- rất khó để trẻ ADHD đối phó, ước muốn được tự lập, thử những điều muốn và cấm: uống rượu, hút thuốc lá, ma tuý và hoạt động tình dục, có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn. Khi đó các qui định càng phải chặt chẽ hơn và cha mẹ có thể không đồng ý với nhau trong sử lý hành vi trẻ như thế nào.
Bây giờ và hơn nữa, các qui định phải hết sức rõ ràng và dễ hiểu. Sự giao tiếp giữa vị thành niên với cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu các lý do cho mỗi qui định. Khi qui định đưa ra nó phải có lý do rõ ràng là tại sao phải có qui định này. Các qui định được viết lên bảng, để ở một nơi dễ và hay thấy, ghi tất cả các nội dung, qui định cho các công việc tại nhà hoặc các hoạt động khác ngoài xã hội, trường học. Bên cạnh các qui định để sẵn các ô trống để đánh dấu đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
Khi các qui định bị phá vỡ không tuân thủ, trẻ phản ứng thì cha mẹ hãy bình tĩnh và hết sức nhẫn nại, thân thiện và có hình thức thưởng phạt. Ví dụ: bốc đồng và nóng nảy phạt để trẻ ngồi một mình có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn, lắng nghe, đối thoại, đàm phán, thoả hiệp là một trong những phương pháp hữu hiệu trong trị liệu tâm lý vị thành niên ADHD.
Khi vị thành niên dành nhiều thời gian vắng mặt ở nhà, sẽ có đòi hỏi sự giới nghiêm muộn hơn và sử dụng ô tô. Lắng nghe yêu cầu con bạn, đưa ra các lý do để góp ý và lắng nghe ý kiến của chúng và thương lượng. Giao tiếp, thương lượng và dàn xếp sẽ có tác dụng.
Người lớn với ADHD
ADHD được biết là rối loạn tỷ lệ cao thời thơ ấu, có ảnh hưởng xấp xỉ 3-5% tất cả trẻ em. Điều ít được biết đến là nhiều trẻ bị ADHD vẫn còn bị bệnh khi đến tuổi trưởng thành. Một số nghiên cứu được làm những năm gần đây ước chừng 30-70% trẻ bị ADHD tiếp tục có biểu hiên triệu chứng trong những năm đã là người lớn.
Các nghiên cứu lần đầu trên người lớn, những người chưa bao giờ được chẩn đoán bị ADHD ở thời con trẻ nhưng có biểu hiện triệu chứng ở tuổi trưởng thành, đã được làm vào cuối thập kỷ 70 bởi các BS Paul Wender, Fedrick Reimherr và David Wood.
Những triệu chứng này của người trưởng thành đã được chẩn đoán hồi cứu lại là ADHD sau phỏng vấn của các nhà nghiên cứu với gia đình họ. Các nhà nghiên cứu đã làm tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng cho người lớn bị ADHD (tiêu chuẩn Utah) trong đó kết hợp tiền sử ADHD với các bằng chứng hành vi ADHD hiện tại. Các đánh giá chẩn đoán khác bây giờ có sẵn, trong số đó được sử dụng rộng rãi là Thang đánh giá Conner và Thang đánh giá rối loạn thiếu chú ý Brown. Đặc trưng, người lớn không nhận thức họ bị rối loạn này. Họ thường cảm thấy rằng họ không thể tổ chức, liên kết tốt một công việc, không thể giữ uy tín cho một cuộc hẹn. Những công việc hàng ngày như thức dậy đúng giờ, mặc quần áo, sẵn sàng cho một ngày làm việc , đến nơi làm việc đúng giờ và giải quyết công việc có hiệu quả -có thể là những thức thách chủ yếu đối với người lớn bị ADHD.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương