RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nghiện do lạm dụng rượu và các chất khác theo ICD-10
Có ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau đây sẽ xảy ra cùng một thời điểm trong thời gian ít nhất 1 tháng hoặc nếu chúng xảy ra trong thời gian ít hơn 1 tháng thì sẽ xảy ra liên tục trong vòng 12 tháng:
1. Thèm khát hoặc buộc phải dùng chất đó
2. Khả năng kiểm soát việc sử dụng chất đó bị suy yếu ngay từ lúc bắt đầu, chấm dứt, bằng chứng là: chất đó được sử dụng với số lượng lớn hoặc kéo dài hơn thời gian dự định; hoặc luôn thèm khát hoặc thất bại trong việc giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng chất đó.
3. Trạng thái cai về mặt sinh lý học khi việc sử dụng chất đó giảm hoặc dừng lại, bằng chứng là: hội chứng cai tiêu biểu đối với chất dó; hoặc sử dụng chất tương tự( hoặc có liên quan mật thiết) với ý định giảm hoặc tránh các hội chứng cai.
4. Bằng chứng về sự dung nạp, do đó cần lượng lớn hơn của chất đó để rơi vào tình trạng say sưa hoặc tác dụng như mong muốn hoặc tác dụng bị giảm bớt khi tiếp tục dùng lượng tương tự của chất đó.
5. Luôn nghĩ đến việc sử dụng chất đó là một biểu hiện của cảm giác khoái lạc hoặc thích thú khi dùng chất đó đang mất đi hoặc giảm xuống do dùng chất đó; hoặc dành nhiều thời gian vào các hoạt động cần thiết để có được, uống và phục hồi khỏi những tác động của chất đó. (Cụ thể chất đó trong trường hợp này là rượu).
6. Liên tục sử dụng bất kể biết rõ nó có hại, chẳng hạn như tiếp tục dùng khi cá nhân đó ý thức được bản chất và mức độ độc hại
Nhu cầu sử dụng các tiêu chuẩn được định nghĩa đầy đủ về sự nghiện rượu không nên được cường điệu quá mức vì các khái niệm về việc chăm sóc sức khoẻ có thể thay đổi khi một người lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu có thể đến để tìm kiếm sự trợ giúp. Số bệnh nhân nghiện rượu tại cơ sở điều trị chuyên khoa chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những người như vậy trong cộng đồng. Do vậy, cần phải sớm nhận biết đúng việc lạm dụng và chứng nghiện rượu ở mọi mức độ (và trong cộng đồng), ngay cả khi một cá nhân xuất hiện không phải để phàn nàn về việc uống rượu mà về hậu quả do việc uống rượu.
Tình trạng cai nghiện rượu: Việc giảm lượng rượu uống bởi một người nghiện rượu đã đột ngột dừng lại chắc chắn sẽ dẫn đến một số hội chứng điển hình được gọi là hội chứng cai. Hội chứng cai bao gồm run (tay và toàn thân), mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, ói mửa, lo âu, đổ mồ hôi, huyết áp tăng, nhịp tim tăng, nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp thở cũng tăng. Những triệu chứng này thường bắt đầu trong khoảng 8-12 giờ uống rượu cuối cùng và lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ ba và giảm bớt vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5. Tâm trạng bị xáo trộn, vô cùng lo lắng, buồn bã và tức giận là những hội chứng phổ phiến sau khi triệu chứng cấp tính giảm bớt. Nói chung, tất cả các triệu chứng về tâm lý và thể chất và các dấu hiệu của việc cai nghiện rượu sẽ giảm bớt trong thời gian 2 tuần, ngay cả khi không được điều trị. Nếu được điều trị, các triệu chứng và dấu hiệu đó sẽ kéo dài nhiều nhất là một tuần. Trong một số ít trường hợp, một số triệu chứng cai có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng cai kéo dài là đau đầu và mất ngủ.
Hãy tự nhận biết: Liệu việc dùng rượu có thể ảnh hưởng đến bạn?
Lượng rượu được tiêu thụ tăng lên dần dần ở một số người. Thỉnh thoảng, có thể do một nguyên nhân nào đó, người nào đó đã tăng số lượng rượu uống, chẳng hạn như mối bất hoà trong gia đình, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ hoặc các tình huống không có lợi trong cuộc sống. Ban đầu, người đó không nhận thức được rằng việc dùng rượu tăng lên đó có thể dẫn đến hậu quả không tốt. Đôi khi, họ đưa ra một số lời biện hộ cho việc tăng lượng rượu uống, chẳng hạn như “Nó giúp tôi quên đi buồn phiền”, “Nó giúp tôi thư giãn”, “Nó giúp tôi ngủ ngon”. Những người vợ/chồng có thể nhận biết tác hại của việc uống rượu. Điều này có thể dẫn đến cãi vã và bất hoà trong gia đình.
Một người có thể trở nên tốt hơn nếu tự suy xét xem liệu việc tăng cường uống rượu như vậy có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân đó hay không. Bốn câu hỏi đơn giản bao gồm bài kiểm tra CAGE có thể giúp một người quyết định liệu cá nhân đó có gặp vấn đề về rượu hay không. Nếu câu trả lời cho ít nhất 2 câu hỏi là “có” thì chắc chắn người đó cần sự giúp đỡ để giải quyết các vấn đề liên quan đến rượu và phải tìm kiếm sự giúp đỡ đó.
Bài kiểm tra CAGE :
Giảm bớt: Bạn đã bao giờ cảm thấy bạn nên giảm bớt việc uống rượu chưa?
Khó chịu: bạn có cảm thấy khó chịu khi có người chỉ trích việc bạn uống rượu?
Có tội: bạn đã bao giờ cảm thấy xấu xa hoặc tội lỗi vì uống rượu chưa?
Mở mắt: bạn đã bao giờ uống rượu đầu tiên vào buổi sáng để ổn định thần kinh hoặc loại bỏ cảm giác khó chịu do uống rượu nồng độ cao chưa?
Một câu hỏi rất đơn giản khác giúp bạn biết được liệu bạn có gặp vấn đề về rượu không là hãy tự hỏi chính bạn: “Tôi có thực sự CẦN uống rượu không?”
Câu hỏi này có vẻ rất đơn giản nhưng nếu câu trả lời thành thật của bạn là “có” thì rượu đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn ở mức độ bạn không thể làm việc đạt kết quả cao mà không có nó. Đây là dấu hiệu giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp để giải quyết vấn đề liên quan đến rượu.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023