RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Lập kế hoạch cai rượu với 4 giai đoạn chữa trị
Các chương trình can thiệp có các mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu trước mắt là tham gia vào các nhu cầu cấp bách có liên quan đến rượu chẳng hạn như cai nghiện, chữa trị các biến chứng cấp tính về sức khỏe và can thiệp vào các trường hợp bị khủng hoảng. Mục đ tiêu ngắn hạn thường là điều trị các bệnh mạn tính kết hợp hay các bệnh lý tâm thần, duy trì thói quen không uống rượu, tái hòa nhập gia đình và bắt đầu tái hòa nhập cộng đồng.
Các mục đích và mục tiêu lâu dài tập trung vào vấn đề lớn hơn là chống tái nghiện, tái hòa nhập nghề nghiệp, tái hòa nhập xã hội, lối sống lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dựa vào những mục tiêu này, quá trình điều trị được chia thành 4 giai đoạn: tiền điều trị, giai đoạn cai nghiện, giai đoạn điều trị tích cực và giai đoạn hậu chăm sóc.
Giai đoạn tiền điều trị (giai đoạn tạo lập quan hệ/giai đoạn chuẩn bị)
Việc sớm xác định người có mắc các vấn đề liên quan đến rượu và phỏng vấn khích lệ tạo nên cơ sở cho giai đoạn tiền điều trị. Phỏng vấn khích lệ nhằm giúp người đó chấp nhận vấn đề và cần sự giúp đỡ bên ngoài. Bác sỹ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe các tổ chức phi chính phủ dựa trên cộng đồng, chủ lao động, bạn bè và các thành viên của gia đình có thể rất có tác dụng trong nhiệm vụ quan trọng này để chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân bắt đầu việc điều trị trong giai đoạn này vì nó có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng.
Cai nghiện (giai đoạn cắt cơn)
Giai đoạn cai nghiện thường kéo dài từ 1 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào loại chất nghiện, lượng chất nghiện sử dụng và thời gian nghiện. Quá trình cai nghiện thường được thực hiện bằng benzodiazepines để kiểm soát các triệu chứng cai nghiện xảy ra khi ngừng uống rượu hoặc sử dụng hình thức khác để thay chất gây nghiện. Sinh tố B và các loại vitamin B hỗn hợp khác cũng rất cần thiết. Thời kỳ cai nghiện cũng được dùng để đánh giá các tác động vể mặt sức khỏe và các vấn đề khác trong đời sống của bệnh nhân, cũng như để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bệnh nhân.
Điều trị tích cực
Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến12 tháng hoặc lâu hơn, và có liên quan đến quá trình lựa chọn các phương thức điều trị chủ yếu bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hay tâm lý xã hội. Căn cứ vào đánh giá đưa ra, người ta sẽ chọn một hoặc một số phương pháp điều trị. Những phương pháp điều trị cụ thể thường được sử dụng là liệu pháp tâm lý dựa trên nhóm hay cá nhân, sự can thiệp của gia đình và các kế hoạch tái hòa nhập. Các biện pháp điều trị này được thực hiện một cách có tổ chức nhưng mang tính cá nhân rất cao để đáp ứng nhu cầu riêng của các bệnh nhân.
Liệu pháp tâm lý cá nhân được áp dụng cho các bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến việc uống rượu trước năm 1960 đã không thành công lắm. Tuy nhiên, các liệu pháp cá nhân lại được sử dụng lại vào những năm 1980, một phần là do các chỉnh sửa trong các liệu pháp tâm lý và sự phát triển rất nhiều các liệu pháp khác (chẳng hạn như các liệu pháp hỗ trợ thể hiện, giao tiếp, và hành vi nhận thức) và cũng là do việc áp dụng quy định hạn chế dược phẩm.
Hậu cai (giai đoạn chống tái nghiện)
Giai đoạn hậu điều trị và hậu chăm sóc tập trung vào các mục tiêu dài hạn được đặt ra và có thể tiếp tục trong 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn thế. Trong giai đoạn này, vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội khác tích cực hơn và cần thiết hơn. Đối với các bệnh nhân tiếp theo và hậu chăm sóc, yếu tố quan trọng nhất là duy trì mối quan hệ điều trị đã được tiếp tục. Khía cạnh quan trọng khác trong giai đoạn này là nhận thức về hiện tượng tái nghiện. Chống tái nghiện thường được thực hiện thông qua các kỹ năng phù hợp, tái hòa nhập nghề nghiệp và quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Phục hồi từ nghiện không chỉ liên quan đến thói quen không sử dụng các chất gây nghiện cũng như tạo ra những thay đổi đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Quá trình phục hồi này rất khó khăn.
Uống rượu trong giai đoạn hậu chăm sóc có thể coi là tái nghiện. Phát hiện ra khả năng tái nghiện là một hiện tượng quan trọng đối với quá trình phục hồi và có thể xử lý một cách có ý nghĩa. việc xử lý đúng cách có thể tránh được cảm giác chán nản và vô dụng đối với bệnh nhân, gia đình, nhóm điều trị nếu bị coi là thất bại điều trị. Tất cả mọi người sẽ giúp quá trình phục hồi tốt hơn nếu họ chấp nhận hiện tượng tái nghiện, qua đó tiếp tục chống tái nghiện.
Các chiến dịch cụ thể để chống tái nghiện bao gồm việc xác định các yếu tố nguy cơ gây tái nghiện, các biện pháp can thiệp và các phương pháp điều trị có thể giảm nhẹ các yếu tố đó. Mục đích chính của các mô hình chống tái nghiện cụ thể này là giúp bệnh nhân xác định các biện pháp chống tái nghiện tiềm tàng và các kỹ năng xử lý tương ứng.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ