RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phương pháp điều trị cho người uống rượu bừa bãi
Có 3 phương pháp khác nhau cho những người cần phải điều trị những người uống rượu bừa bãi
• Phương pháp đạo đức tôn giáo
• Phương pháp giáo dục mang tính xã hội
• Phương pháp chăm sóc sức khỏe – khái niệm về bệnh
Các phương pháp này dựa trên các khái niệm khác nhau về những người uống rượu bừa bãi và liên quan đến các kỹ thuật quản lý vấn đề khác nhau. Mặc dù có một số chương trình điều trị chỉ phù hợp với một trong số các phương pháp này, nhưng hầu hết các chương trình và cơ quan điều trị áp dụng các kỹ thuật này từ một số phương pháp khác nhau. Các bệnh nhân tự thực hiện và đôi khi là với sự đồng ý và động viên tích cực của các chuyên gia liên quan, áp dụng các dịch vụ do nhiều cơ quan và chương trình cung cấp đồng thời.
Phương pháp đạo đức tôn giáo
Các phương pháp này dựa trên sự hiểu biết rằng việc uống rượu có hại xảy ra vì sự suy đồi về đạo đức và/hoặc thiếu sự trung thành hay niềm tin tôn giáo. Sự giúp đỡ cho những người uống rượu có hại được cung cấp thông qua tác dụng ngăn chặn mang tính tôn giáo và củng cố đạo đức. Nhiều chương trình và tổ chức cơ quan trở nên nhạy cảm đối với việc kết hợp các chủ đề giá trị đạo đức và tôn giáo vào trong các hoạt động của họ. Các phương pháp mang tính tôn giáo như quan hệ tôn giáo có thể được áp dụng như là những nhân tố quan trọng tạo điều kiện phục hồi, duy trì thói quen không uống rượu và khuyến khích tái hòa nhập xã hội.
Tiềm năng đầy đủ của phương pháp này vẫn còn phải tìm hiểu và được khai thác.
Phương pháp giáo dục mang tính xã hội
Phương pháp giáo dục mang tính xã hội dựa tren nền tảng là thói quen uống rượu có hại là một dạng sai lầm mang tính xã hội và chỉ có thể xử lý bằng các biện pháp giáo dục mang tính xã hội. Nhiều chương trình giáo dục cho giới trẻ và tội phạm vị thành niên cũng làm theo phương pháp này. Các chương trình thành công đã được phát triển để điều trị cả ma túy và rượu. Các cộng đồng trị liệu (TCs) được biết như là mô hình nổi bật và nổi tiếng nhất dựa trên phương pháp giáo dục xã hội. Cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe của những người uống rượu bừa bãi, nhất là những người có vấn đề về nhân cách, đã được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động.
TCs được thành lập dựa vào mô hình học tập xã hội nhằm thúc đẩy sự thay đổi về hành vi và thái độ do những mẫu hình hành vi và áp lực. Trong một TC, người đó học được các giá trị xã hội và loại bỏ được các cách thức hành vi tự hủy hoại chống lại xã hội thông qua các tương tác theo chiều sâu với những người đồng cảnh. Người đó sẽ học và sử dụng các kỹ năng xã hội và gánh các trách nhiệm (đảm nhận công việc) để giúp duy trì cộng đồng chữa trị TC. Khi một người có tiến bộ trong quá trình điều trị, các bài tập mang tính thử thách và trách nhiệm hơn được đưa ra ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, “các buổi gặp mặt buổi sáng”, hội thảo và các nhóm yêu cầu tạo cơ hội học hỏi. Do đó, một cộng đồng chữa trị là một khái niệm rất mạnh mẽ được tạo ra nhằm cung cấp cho các khách hàng những công cụ phát triển - cả về mặt cảm xúc, tinh thần và trí tuệ trong thời gian từ 6 đến 12 tháng.
Những ứng viên phù hợp với điều trị tại cộng đồng là những người thiếu ý chí, cần phải được tư vấn, tổ chức tốt để có thể bắt đầu chữa trị, và những bệnh nhân mà sự đối phó của cộng đồng và nhóm đồng cảnh là một phần quan trọng trong giai đoạn điều trị đầu tiên.
Hiện nay, ngoài việc sử dụng phương pháp giáo dục mang tính xã hội, hầu hết các cộng đồng chữa trị đều đã tự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của các khách hàng. Do đó, họ cung cấp rất nhiều loại dịch vụ khác nhau để giải quyết các vấn đề, chẳng hạn như sự đau đớn về mặt thể chất và tâm thần, nhiễm HIV, tái hòa nhập giáo dục và đào tạo nghề.
Phương pháp chăm sóc sức khỏe – Khái niệm về bệnh
Điều cần nhấn mạnh ở đây là phải coi chứng nghiện rượu như là bất kỳ một căn bệnh nào khác có nguyên nhân cụ thể, các đặc điểm lâm sàng, thời kỳ phát triển và kết quả cần phải có các biện pháp can thiệp (thường rất đa dạng). Chứng nghiện rượu là một căn bệnh căn bản, kinh niên và nếu không được chữa trị tận gốc có thể gây tử vong. Thiết bị chữa trị và nhân viên chữa trị được trang bị những kiến thức và kỹ năng cũng như được đào tạo để có thể đạt được và duy trì được thói quen kiêng rượu, để tránh khởi các hậu quả có hại về mặt sức khỏe và tâm lý của việc uống rượu, và chống trở lại thói quen uống rượu. Vì vậy, việc chữa trị/can thiệp trong biện pháp chăm sóc sức khỏe cần phải toàn diện, phải được thực hiện tốt nhất là do một đội có tính kỷ luật cao, bệnh nhân cần phải có ý chí và sự gắn bó nhất định đối với việc chữa trị và các thành viên trong gia đình phải có sự hỗ trợ và tham gia đầy đủ - đặc biệt nếu đó là một chương trình cho bệnh nhân ngoại trú.
Vai trò của chăm sóc y tế
Việc lập ra kế hoạch điều trị phù hợp cho mỗi cá nhân phải dựa trên đánh giá chi tiết được thực hiện riêng đối với từng bệnh nhân. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến rượu, các hậu quả về mặt sức khỏe và tâm lý mà các hệ thống hỗ trợ, các thiết bị chăm sóc sức khoẻ, khung cảnh điều trị và các phương thức sẵn có đều được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.
Các bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến rượu được điều trị tại bệnh viện. Cơ sở bệnh viện bao gồm từ các trung tâm cho những người sử dụng các chất gây nghiện bừa bãi, cho đến các bệnh viện tâm thần và các dịch vụ tâm thần tại các bệnh viên đa khoa cho đến các dịch vụ y tế tại các bệnh viện đa khoa. Các phương thức điều trị bao gồm điều trị dược lý để cai nghiện cấp tính, các vấn đề về y tế/tâm thần, điều trị sức khỏe lâu dài, liệu pháp nhóm, tâm lý cá nhân tái hòa nhập nghề nghiệp và các chương trình phòng chống tái nghiện.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023