RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tác động qua lại giữa các thuốc xẩy ra trong cơ thể khi dùng đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dụng dược lý hoặc độc tính.
TƯƠNG TÁC THUỐC VỚI ĐỒ UỐNG
Trong mọi trường hợp, nước là đồ uống thích hợp cho mọi loại thuốc vì không xẩy ra tương kỵ khi hoà tan thuốc.
Những loại đồ uống nên tránh
+ Các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh.
+ Không dùng sữa để uống thuốc vì bản chất của sữa là caseinat calci. Ion calci có thể tạo phức với nhiều loại thuốc, ví dụ tetracyclin nếu uống với sữa có thể cản trở sự hấp thu.
Các lipid trong sữa có thể hoà tan một số thuốc vào trong đó và giữ thuốc lại. Các hợp phần protein trong sữa có thể liên kết với một số thuốc có ái lực cao với protein. Tất cả các quá trình này đều cản trở hấp thu thuốc. Đa phần các kháng sinh thông dụng đều bị sữa làm giảm hấp thu như erythromycin, penicili V, các tetracyclin...
+ Cà phê, chè: Tanin trong chè có thể gây tủa nhiều thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid. Cafein trong cà phê có thể làm tăng độ hoà tan của một số thuốcnhư ergotamin nhưng lại cản trở hấp thu các loại thuốc liệt thần ( neuroleptic).
+ Rượu (Alcol): Nhiều bệnh nhân bị bệnh tâm thần do nghiên rượu, do đó khả năng gặp phải trường hợp bệnh nhân vừa uống thuốc vừa uống rượu không phải là hiếm. Cần lưu ý để tránh những tương tác sau:
* Rượu và các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương:
Các benzodiazepin như diazepam khi uống cùng với rượu sẽ thay đổi tâm tính rất mạnh ở liều thường dùng. Sự thay đổi này chỉ có thể gặp ở liều rất cao nếu dùng đơn độc không có rượu.
Tác dụng kích thích ở liều nhỏ, ức chế ở liều cao của rượu làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của các nhóm thuốc trầm cảm (antidepressants), thuốc ngủ thuốc chống động kinh.
* Rượu và thuốc giảm đau phi steroid: Rượu làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như viêm, loét, chảy máu của các thuốc chống viêm phi steroid (aspirin...).
* Rượu cùng với paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.
* Rượu và kháng histamin:
Các loại kháng H1 có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó khi uống với rượu sẽ xuất hiện ức chế quá mức ngay ở liều thấp.
Các loai kháng H2 do tác dụng kìm hãm men microcom gan, làm chậm quá trình chuyển hoá rượu và tăng mức alcol trong máu, gây nhức đầu, buồn nôn....
* Rượu và thuốc chống tăng huyết áp:
Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rượu, nên uống đồng thời với các thuốc tăng huyết áp có thể có nguy cơ gây tụt huyết áp đột ngột quá mức cần thiết.
Alcol còn là dung môi tốt của các thuốc có hệ số Mỡ/Nước cao ( như Beta- blocquant), làm cho thuốc hấp thu quá nhanh, gây tác dụng đột ngôt do tăng nồng độ thuốc trong máu trên mức điều trị.
* Rượu và thuốc chống đái tháo đường:
Tác dụng hợp đồng lên chuyển hoá hydratcarbon dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết đột ngột, gây hôn mê.
Một số sufamid như tolbutamid khi uống cùng với rượu gây phản ứng antabuse (sợ rượu)
* Rươu và thuốc kháng khuẩn:Một số chất khi dùng với rượu sẽ gây phản ứng antabuse : (sợ rượu) như các cephalosporin, isoniazid, metronidazol....
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC VỚI THỨC ĂN
Thức ăn làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống thuốc lúc đói, thuóc chỉ lưu lại da dày chừng 10- 30 phút rồi được tống ngay xuống ruột. Trái lại, nếu uống thuốc sau bữa ăn, thời gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1- 4 h . Điều này ảnh hưởng đến sinh khả dụng của nhiều thuốc.
Ví dụ:
+ Các thuốc kếm bền trong môi trường axid như ampicycil, erythromycil, lincomycin...Nếu bị lưu lại dạ dày lâu sẽ tăng khả năng bị phá huỷ do đó giảm sinh khả dụng.
+ Với các thuốc đuợc bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, viên giải phóng châm thì việc giữ lại dạ dày lâu là hoàn toàn bất lợi vì màng bao viên có thể bị vỡ, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.Các thuốc này nên uống trước bữa ăn chừng 30 phút đến 1 giờ hoặc 1-2 giờ sau khi ăn.
Ảnh hưởng của các hợp phần thức ăn đến sự hấp thu thuốc: Bữa ăn giầu chất béo , quá nhiều đường, quá mặn hoặc qua chua đều cản trở sự di chuyển của khối thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thuốc kém bền trong môi trường axid dạ dày và làm chậm sự di chuyển của thuốc đến vị trí hấp thu tối ưu là ruột non.
Ảnh hưởng của thức ăn đến sự hấp thu thuốc còn phụ thuộc nhiều vào dạng bào chế của thuốc: Các thuốc rắn, thuốc có độ tan thấp ảnh hưởng bởi thức ăn nhiều hơn dạng thuốc lỏng, thuốc ở dạng dung dịch, cồn thuốc....
Ví dụ: Aspirin dạng viên nén uống sau khi ăn sẽ giảm sinh khả dụng 50%, trong khi đó aspirin sủi bọt không bị thức ăn cản trở hấp thu.
+ Những thuốc không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu có thể uống lúc nào tuỳ ý nhưng uống vào bữa ăn vẫn tốt hơn vì sẽ giảm tác dụng phụ do kích ứng đường tiêu hoá. Trường hợp này thường xảy ra với thuốc có độ tan kém; Lúc này lượng chất lỏng dùng kém có ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thu thuốc: Lượng nước càng nhiều thuốc hấp thu càng tốt.
+ Những thuốc được thức ăn làm tăng độ hấp thu nên uống trong hoặc ngay sau khi ăn để tăng sinh khả dụng.
THỜI GIAN UỐNG THUỐC HỢP LÝ
Các yếu tố quyết đinh thời điểm dùng thuốc
Mục đích dùng thuốc
Ví dụ:
Thuốc ngủ uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
Thuốc hạ sốt giảm đau uống khi có sốt có đau
Dược lý thời khắc tức là ảnh hưởng của nhịp thời gian đối với tác dụng sinh học của thuốc
Ví dụ các loại thuốc corticoid nênuống vào buổi sáng khoảng 6-8 giờ, vì đây là thời điểm nồng độ hydrocortison trong máu đạt cao nhất trong ngày.Uống lúc này sẽ không phá vỡ nhịp sinh lý hoạt động của tuyến thượng thận và ít gây hiện tượng ức chế trục dưới đồi - yên- thượng thân.
Tuơng tác của thuốc - thức ăn
Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu sẽ được uống xa bưa ăn( trước khi ăn từ 30phút đến 1 giờ). Những thuốc không bị ảnh hưởng của thức ăn nên uống khi ăn để giảm tác dụng phụ trên ống tiêu hoá. Các thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu cũng có thể chọn thời điểm uống vào bữa ăn. Tuy nhiên , một số trường hợp tốt độ hấp thu nhanh quá có thể gây nhiều tác dụng phụ hoặc độc tính thì nên chọn uống xa bữa ăn.
Tương tác giữa thuốc với nhau
Những thuốc khi uống với nhau gây cản trở hấp thu lẫn nhau phải được chỉ định uống xa nhau ít nhất 2h và lưu ý thuốc nào cần hấp thu phải được uống trước.
Ví dụ: Khi uống licomycin truớc, 2giờ sau mới được uống smecta, nếu làm ngược lại thì do khả năng gây cản trở bề mặt hấp thu của smecta kéo dài nên 2giờ sau vẫn không thể dùng lincomycil được.
Lựa chọn thời điểm uống thuốc
Uống vào bữa ăn:
+ Những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hoá như doxycyclin, kháng sinh nhóm quinolon, muối kali...Những thuốc này uống vào lúc ăn vì thức ăn không làm giảm hấp thu thuốc.Nếu thuốc kích ứng đường tiêu hoá mạnh nhưng lại bị thức ăn làm giảm hấp thu thì có thể uống vào bữa ăn với điều kiện chuyển thuốc thành dạng lỏng ( nhai và uống nhiều nước) hoặc chọn dạng bào chế thích hợp, thí dụ trường hợp aspirin.
+ Những thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói, dẫn đến việc tăng tác dụng phụ do sự tăng nồng độ đột ngột trong máu như levodopa, diazepam ...
+ Những thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu như các loại vitamin, muối khoáng, một số kháng sinh chống nấm (ketoconazol).
Uống cánh xa bữa ăn
(Tức là khoảng 1giờ trước khi ăn hoặc 1-2 giờ sau bữa ăn)
Thuốc nhóm này gồm có:
+ Các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn, thí dụ: lincomycin
+ Các dạng viên bao tan trong ruột, thí dụ: Aspirin PH8
+ Các thuốc kém bền trong môi trường acid dịch vị, thí dụ: Eythromycin, ampicilin.
Thuốc có thể uống vào thời điểm tuỳ ý
Thuộc nhóm này là các thuốc không bị hấp thu do thức ăn hoặc có thể bị thức ăn làm chậm hấp thu. Với những thuốc lằm trong bảng 4, ta có thể cho uống vào bữa ăn nếu thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hoá hoặc khi muốn sử dụng thức ăn để giữ cho nồng độ thuốc trong máu ổn định.
(Sở y tế Hà nội- Chương trình sử dụng thuốc hợp lý an toàn)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ