RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn tăng động giảm chú ý (thể thiếu tập trung chú ý)
Trẻ mắc chứng thiếu tập trung chú ý có khó khăn về mặt thời gian để tập trung chú ý vào một việc gì đó và chúng chán nản chỉ sau một vài phút (Nhưng nếu một việc hay một trò chơi mà chúng thích thì lại không có vấn đề về tập trung chú ý). Nhìn chung chú ý của trẻ bị ADHD vào việc tổ chức hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm một điều gì đó mới mẻ là vô cùng khó khăn đối với chúng.
Bài tập về nhà là một khó khăn đặc biệt đối với trẻ bị ADHD. Chúng hay quên viết bài hoặc quên vở ở trường, đến trường thì quên vở ở nhà, mang nhầm vở. Bài tập về nhà nếu hoàn thành thì cũng đầy lỗi và tẩy xoá. Làm bài tập về nhà thường là sự thất bại của cả cha mẹ và trẻ.
Theo DSM IV - TR các dấu hiệu của thiếu tập trung chú ý là:
- Thường dễ dàng bị phân tán bởi các hình ảnh, tiếng động từ bên ngoài.
- Thường khó khăn trong việc tập trung chú ý vào các chi tiết và mắc các lỗi cẩu thả.
- Hiếm khi tuân thủ hướng dẫn một cách cẩn thận và thường xuyên để mất, để quên đồ vật như đồ chơi, sách vở, bút, dụng cụ cần thiết cho học tập.
- Thường bỏ dở hết việc này sang việc khác,
Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ADHD dạng thiếu tập trung chú ý nổi trội - hiếm khi có xung động. Chúng biểu hiện sự "mơ màng", trên mây trên gió, dễ dàng lẫn lộn, cử động chậm chạp và dễ bị suy nhược mệt mỏi. Chúng gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác so với những đứa trẻ khác. Trong khi các thầy cô giáo hướng dẫn bằng lời và bằng chữ trên bảng thì những đứa trẻ này rất vất vả để hiểu mình cần phải làm gì và thường xuyên mắc lỗi. Chưa đủ, trẻ có thể ngồi yên, không khó chịu và thậm chí vẫn tham gia làm bài tập nhưng không chú ý một cách đầy đủ hoặc không hiểu mục đích nhiệm vụ của mình là gì.
Những trẻ thiếu tập trung chú ý thì hoà nhập hơn những trẻ tăng động xung động ở trong lớp học, ở sân chơi hoặc ở nhà. Chúng cũng ít mắc khuyết điểm hơn về các vấn đề quan hệ xã hội so với trẻ thể tăng động hoặc kết hợp. Do vậy mà những trẻ thiếu tập trung chú ý thường không được phát hiện lưu ý hoặc bỏ qua -nhưng chúng cũng cần sự giúp đỡ như những trẻ bị dạng ADHD khác.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương