RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn đi kèm thường gặp ở trẻ ADHD
1. Suy giảm chức năng học tập
20-30% trẻ bị ADHD có suy giảm chức năng về học tập. Ở tuổi mẫu giáo suy giảm này bao gồm: không hiểu từ ngữ nhất định, khó khăn trong diễn đạt từ ngữ của bản thân. Ở tuổi tiểu học trẻ có vấn đề suy giảm chức năng về đọc hoặc phát âm, viết, tính toán, …Rối loạn đọc cũng hay gặp và người ta gọi là bệnh khó đọc ảnh hưởng 8% trẻ tiểu học.
2. Hội chứng Tourette (Tourette Syndrome)
Một tỷ lệ nhỏ trẻ bị ADHD có một rối loạn thần kinh gọi là hội chứng Tourette: Các loại TIC thần kinh khác nhau và lặp lại với nhiều kiểu khác nhau như: nháy mắt, nhăn mặt, hắng giọng, khịt mũi hoặc nói lặp lại một số từ. Những hành vi này có thể kiểm soát được bằng thuốc. Trẻ em rất ít mắc hội chứng này, nhưng người ta thấy nhiều trẻ mắc hội chứng Tonrette có kết hợp với ADHD; điều trị cả hai bằng thuốc.
3. Rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder)
1/3 trẻ em bị ADHD có tình trạng gọi là rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder - ODD)
Những trẻ này thường có sự chống đối, bướng bỉnh, không thoả mãn, có tính khí bột phát hoặc hằn học, cãi lại người lớn và không tuân lệnh.
4. Rối loạn ứng xử: (Conduct Disorder)
Khoảng 20-40% trẻ bị ADHD kết hợp rối loạn ứng xử - một thể nặng của hành vi chống đối xã hội.
Những đứa trẻ này thường nói dối, hoặc trộm cắp, đánh nhau hoặc bắt nạt những trẻ khác và như vậy chúng luôn bị nguy cơ kỷ luật ở trường học hoặc bị cảnh sát gọi hỏi. Chúng xâm phạm vào các quyền lợi chính đáng của những người khác và ác độc với mọi người, súc vật, phá huỷ tài sản, mất đoàn kết trong gia đình, đe doạ phá vỡ cam kết, vận chuyển và sử dụng vũ khí, tham gia vào các hoạt động huỷ hoại. Những trẻ này có nguy cơ rất cao sử dụng ma tuý và nghiện ma tuý. Chúng cần trợ giúp tức thời.
5. Lo âu và trầm cảm (Anxiety and Depression)
Một số trẻ bị ADHD đồng thời có lo âu hoặc trầm cảm. Nếu lo âu và trầm cảm được phát hiện và điều trị, đứa trẻ có thể tốt hơn để xử lý các vấn đề đi kèm với ADHD. Ngược lại, điều trị ADHD tốt có thể ảnh hưởng tích cực tới lo âu vì khi đó trẻ sẽ tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ.
6. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bipolar Disorder)
Chưa có thống kê chính xác là bao nhiêu trẻ bị ADHD kèm BD. Tìm sự khác nhau giữa ADHD và BD ở trẻ em là rất khó khăn. Trong bảng phân loại bệnh tật, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có đặc tính chu kỳ cảm xúc giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Nhưng ở trẻ em, BD dường như không có qui luật cảm xúc mà là sự kết hợp giữa hưng phấn, trầm cảm và trạng thái kích thích. Thêm vào đó có một số triệu chứng có thể xuất hiện ở cả ADHD và BD như là hưng phấn cao và ít ngủ. Đặc tính phân biệt của BD là tăng khí sắc và khuyếch đại.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương