RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Vệ sinh giấc ngủ
Giấc ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người. Một người trung bình bỏ ra một phần ba cuộc đời để ngủ.
Thời lượng của giấc ngủ giảm đi theo lứa tuổi. Giấc ngủ rất cần thiết cho con người. Những trường hợp mất ngủ có thể dẫn đến các bệnh cơ thể nghiêm trọng, rối loạn nhận thức nặng nề và cuối cùng là tử vong.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Chức năng của giấc ngủ: bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, người ta đã kết luận rằng các chức năng của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu. Nhờ giấc ngủ mà cơ thể sau khi lao động nặng có điều kiện phục hồi trở lại.
Điều gì xảy ra nếu giấc ngủ bị cản trở? Nếu con người không được ngủ trong một thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn định hướng, ảo giác và hoang tưởng.
Nhu cầu ngủ của con người không giống nhau. Một số người chỉ cần ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm, trong khi một số người khác lại cần ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm. Nhu cầu ngủ tăng lên khi người ta lao động thể lực, tập thể dục, bị ốm, có thai, bị căng thẳng tâm lí và hoạt động tâm thần nhiều.
Do ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như chu kỳ ngày đêm, hoạt động hàng ngày và các yếu tố khác khiến chu kỳ giấc ngủ của con người là 24 giờ. Trong 24 giờ, người lớn cần ngủ 1 lần, có thể là 2 lần (ngủ tối và ngủ trưa). Chu kỳ thức ngủ chưa có ngay ở trẻ sơ sinh, nhưng sẽ dần dần hình thành trong 2 năm đầu cuộc đời. Một số phụ nữ có sự thay đổi chu kỳ thức ngủ khi có kinh nguyệt.
Một số người có nhu cầu ngủ trưa, nhưng những người khác thì không cần ngủ trưa mà vẫn hoạt động bình thường.
Một số yếu tố như đi làm ca đêm, đi máy bay phản lực từ đông sang tây cũng ảnh hưởng đến chu kì thức ngủ. Phần lớn những người này sẽ thích nghi sau vài ngày, nhưng một số người thì cần nhiều thời gian hơn để thích nghi.
Vệ sinh giấc ngủ
Chính lối sống không điều độ của bệnh nhân là nguyên nhân gây ra mất ngủ. Họ thường không hiểu và không làm đầy đủ vệ sinh giấc ngủ, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Họ không đi ngủ hàng ngày vào một giờ nhất định, không tránh xa các yếu tố gây hưng phấn như uống nhiều cà phê, ăn no trước khi đi ngủ.
Theo Hội tâm thần học Mỹ, vệ sinh giấc ngủ không tốt có thể dẫn đến mất ngủ tiên phát. Nhiều hành vi có thể dẫn đến mất ngủ như gây hưng phấn quá trước khi ngủ hoặc thay đổi giờ giấc ngủ hàng ngày. Khi điều trị, thầy thuốc chỉ cho bệnh nhân các vấn đề bệnh nhân cần thay đổi trong lối sống để có thể có giấc ngủ tốt.
Thức giấc cùng một giờ hàng ngày; giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ; không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá, rượu); tránh ngủ chợp mắt ban ngày (ngủ trưa). Điều này là khó thực hiện với nhiều người, nhưng giấc ngủ trưa sẽ phá hỏng giấc ngủ buổi tối của những người bị mất ngủ; có các bài tập thể dục sôi nổi vào buổi sáng sớm; tránh xa các sự kiện gây kích thích, thay thế chúng bằng nghe đài, xem tivi hoặc đọc sách; tắm nước nóng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ; ăn vào một giờ nhất định trong ngày. Không ăn nhiều trước khi đi ngủ; tập các bài tập thư giãn đầu óc và cơ vào các buổi tối hàng ngày; cố gắng có được các điều kiện ngủ thoải mái.
(ST)
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương