RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Mất ngủ
Mất ngủ bao gồm khó ngủ đầu giấc, khó duy trì giấc ngủ (ngủ không sâu, thức giấc nhiều lần trong đêm).
Mất ngủ thường do các bệnh lý nội khoa gây ra đau đớn (bệnh lý thần kinh ngoại biên, thoái hóa cột sống, các vết thương hiện có trên người, bệnh lý ác tính…) hoặc khó thở (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hội chứng ngưng thở khi ngủ, …), do sử dụng một chất (thuốc tăng thức tỉnh, cà phê, trà, các chất kích thích khác, thuốc kháng động kinh…), do ngưng sử dụng một chất (ngưng các thuốc gây ngủ, các thuốc chống trầm cảm…), do tuổi già, do ăn kiêng, do bệnh lý nội tiết, hoặc có thể do các bệnh lý tâm thần (thường gặp là trầm cảm, lo âu, stress, tâm thần phân liệt…). Đôi khi mất ngủ có thể nguyên phát, không tìm thấy nguyên nhân.
Thông thường, mất ngủ chỉ thoáng qua (phần lớn là khó đi vào giấc ngủ), xuất hiện trong thời gian ngắn, thường liên quan đến lo âu, sẽ tự điều chỉnh. Đôi khi cần dùng thuốc; tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải hết sức thận trọng và cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Mất ngủ kéo dài (thường là khó duy trì giấc ngủ). Có liên quan đến các bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần. Trường hợp này đòi hỏi phải đánh giá tỉ mỉ và điều trị nguyên nhân mới có thể tái lập giấc ngủ.
Bên cạnh việc điều trị, một chế độ sinh hoạt điều độ, cuộc sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng quyết định quá trình phục hồi giấc ngủ. Ăn uống điều độ, tránh dùng các chất kích thích (cà phê, trà, các chất kích thích khác…), bữa ăn cuối cùng cách giấc ngủ 2 giờ, tránh tập thể lực nặng sát giờ ngủ (tối thiểu 2 giờ). Không đặt tivi trong phòng ngủ, phòng ngủ có ánh sáng nhẹ, tránh ồn ào. Đi ngủ đúng giờ…
Tóm lại, khi giấc ngủ bị rối loạn trên 3 lần/tuần, kéo dài trên 1 tháng, bạn nên đi khám để được đánh giá tình trạng và điều chỉnh kịp thời. Bạn có thể khám nội khoa hoặc chuyên khoa tâm thần.
Hãy tôn trọng giấc ngủ của chính mình để có được sức khỏe tốt nhất và duy trì khả năng làm việc cao nhất.
BS Trần thị Hồng Thu (ST)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương