RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Mất ngủ nên đi khám chuyên khoa tâm thần
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc ngủ
Bà Ngà tự mua Seduxen uống nhưng phải uống 1,5 viên rồi 2 viên mỗi tối. Khi không mua được Seduxen, người bán thuốc “gợi ý” dùng thuốc khía (Lexomil 6 mg), bà Ngà cũng mua uống 3 khía, 4 khía, rồi 6-8 khía mới ngủ được. Có lần tìm được vỉ Seduxen còn sót, bà Ngà phải uống thêm 2 viên mới ngủ được.
Tương tự, bà Thanh, 44 tuổi, kinh doanh tại quận Phú Nhuận, TP HCM, không ngủ được vì lo học phí nước ngoài cho con, có đợt bị thúc ép tới mức sợ hãi lạnh tay chân, không thể chợp mắt… Khám bác sĩ gần nhà, không rõ chẩn đoán nhưng được dùng Alprazolam 0,25 mg 2 viên mỗi tối, rồi 0,50 mg đến 1,5 viên, 2 viên, rồi 2,5 viên mỗi tối mới hết sợ và ngủ được nhưng cũng thức sớm. Sau một thời gian dùng thuốc, người bà gầy đi, da xanh xao, không buồn trang điểm…
Theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần, khá nhiều bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đều kể triệu chứng khó ngủ, ngủ không được phải thức trắng và nhiều triệu chứng lo âu trầm cảm do buồn phiền về bệnh tật, về cuộc sống. Nhiều bệnh nhân do được thăm khám và điều trị không đúng chuyên khoa, dùng thuốc không đúng bệnh nên tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Chẳng hạn trường hợp của bà Ngà là do không khám bác sĩ chuyên khoa nên có thể chẩn đoán chưa chuẩn, thuốc Seduxen và Lexomil chỉ hiệu quả đối với triệu chứng mất ngủ và một phần lo âu. Sau khi chuyển sang uống thuốc chống trầm cảm gây ngủ và giảm dần liều Lexomil, tình trạng bệnh nhân này cải thiện rất nhiều.
Tất cả trường hợp mất ngủ dài ngày này, theo bác sĩ, người bệnh cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần bởi nó có thể là dấu hiệu trầm cảm, đi khám để được cho thuốc hợp lý, chứ không nên tùy tiện tự "kê đơn" cho mình, hoặc dùng lại đơn của người khác, hoặc dùng lại chính đơn của mình trong các lần đi khám trước.
Theo Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA, các loại thuốc dùng khi có rối loạn giấc ngủ bao gồm cả 4 loại thuốc chính trong các nhóm thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, doxepine, mirtazapine và trazodone). Tất cả loại thuốc đều có chỉ định hiệu quả điều trị và đều có nguy cơ bất lợi. Với các loại thuốc ngủ, dùng khi có triệu chứng khó ngủ hoặc không ngủ được cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đơn giản vì thuốc gây nhiều nguy cơ tác dụng phụ trước mắt và lâu dài ở các lứa tuổi, như có thể gây suy giảm nhận thức dễ dẫn đến té ngã ở người già, gây quen thuốc, ghiền hay nghiện ở người trẻ...
Theo bác sĩ Safwan Badr, Viện trưởng Viện Hàn lâm thuốc ngủ Mỹ, tỷ lệ người uống thuốc ngủ theo toa bác sĩ thấp hơn tỷ lệ mất ngủ trong dân số chung. Ước tính có tới 50% người Mỹ mất ngủ nhưng chỉ có 4% dùng thuốc ngủ theo toa bác sĩ. Trong tỷ lệ 50% này, nhiều người không dùng thuốc điều trị mất ngủ mà áp dụng các phương pháp trị liệu khác không dùng thuốc.
10 quy tắc vàng khi uống thuốc ngủ
1. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ mà không hỏi bác sĩ điều trị.
2. Nói rõ cho bác sĩ biết các thuốc khác bản thân đang dùng.
3. Nói rõ cho bác sĩ biết bản thân đang mắc căn bệnh khác, ví dụ bệnh về gan.
4. Đọc, tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ngủ.
5. Uống thuốc đúng theo liều lượng ghi trong toa.
6. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ sau hoặc trước khi uống bia rượu.
7. Chỉ uống thuốc ngủ khi thấy mình sẽ có đủ thời gian để ngủ (ví dụ uống Ambien hay Lunesta cần 7–8 giờ ngủ, có thể uống Intermezzo lúc nửa đêm nếu bạn sẽ thức dậy sau ít nhất 4 giờ ngủ).
8. Lần đầu tiên uống thuốc ngủ cữ tối nên ở lại nhà sáng hôm sau.
9. Đừng bao giờ lái xe máy sau khi uống thuốc ngủ.
10. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ khi có bất thường trong thời gian dùng thuốc ngủ.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nhiều người mất ngủ vì thói quen tâm sinh lý như uống các loại giải khát có chất kích thích, hoặc do sử dụng máy vi tính, điện thoại nhiều trong đêm nên cần cân nhắc điều chỉnh lối sống trước khi sử dụng thuốc ngủ. Cần chú ý “vệ sinh giấc ngủ” như chuẩn bị nơi nằm ngủ hợp lý trước, ăn tối nhẹ, thức ăn ấm không quá nóng hoặc lạnh, dễ tiêu, uống thuốc nghỉ ngơi, nghe nhạc hay chương trình tivi quen thuộc nhỏ nhẹ, khi buồn ngủ mới đi nằm, không nên đọc sách báo, đếm hay đọc kinh để ngủ.
(ST)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương