RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Thường thức bệnh động kinh
Động kinh là những cơn co giật và mất ý thức một cách đột ngột, ngắn, có tính chất tái phát, các cơn sau giống cơn trước.
Nguyên nhân động kinh
• Không rõ nguyên nhân: một số bệnh động kinh chưa tìm thấy nguyên nhân.
• Do chấn thương sọ não các loại.
• Nhiễm khuẩn: viêm não - màng não, sán lợn trong não ...
• Nhiễm độc thuỷ ngân, chì, asen ..., thuốc trừ sâu như DDT, Vôphatốc, thuốc diệt chuột.
• Các bệnh của não: u não, các bệnh mạch máu não ...
• Nhiều nguyên nhân khác.
Các cơn động kinh thường gặp
Động kinh cơn lớn
• Triệu chứng báo trước: đau đầu, cảm giác, có tia lửa chớp trong đầu ..., sau đó đột ngột mất ý thức và ngã vật ra.
• Giai đoạn tiếp theo là: Người bệnh mất ý thức, toàn thân co cứng, mắt trợn, mặt tím tái. Sau đó chuyển co giật toàn thân đặc biệt là giật tay và chân. Khi hết giật, các cơ doãi, người bệnh trở nên mềm, thở trở lại. Có bệnh nhân vùng dậy nửa tỉnh nửa mê và có thể gây hành vi nguy hiểm, mọi người xung quanh cần đề phòng. Toàn bộ cơn kéo dài từ 3 đến 5 phút. Sau cơn người bệnh không nhớ điều gì xảy ra trong cơn.
Động kinh cơn nhỏ (kéo dài 1/2 đến 10 giây)
• Cơn vắng: mất ý thức ngắn, không co giật. Tự nhiên ngừng hoạt động, ngừng nói, nét mặt đờ đẫn. Hết cơn lại tiếp tục làm việc hoặc nói tiếp lời nói đang bỏ dở.
• Cơn mất trương lực: mất trương lực cơ đột ngột, ngắn làm người bệnh ngã khuỵu đầu cúi về phía trước. Sau đó nhổm dậy đi lại bình thường.
• Cơn giật cơ hai bên: hay giật cơ chi trên, còn ý thức, xảy ra luc buồn ngủ hoặc mới thức dậy, hay gặp ở trẻ em.
Các cơn khác cần phải được bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán.
Cần làm gì đề giúp đỡ bệnh nhân động kinh?
1/Gia đình
Phát hiện sớm những biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế.
Động viên, an ủi, nâng đỡ người bệnh, cho uống thuốc đều, đúng chỉ định của bác sĩ
Không cho bệnh nhân làm việc trên cao, gần lửa, gần nước.
2/Cộng đồng
Không phân biệt, coi thường, trêu chọc, định kiến và ngược đãi người bệnh.
Giúp đỡ người bệnh khi gặp khó khăn, tạo công việc làm phù hợp.
3/Cán bộ y tế
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và hướng dẫn phục hồi chức năng tâm lý, xã hội. Cấp phát thuốc đúng kỳ hạn và đầy đủ cho người bệnh theo quy định.
(ST)
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương