RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, có chiều hướng mạn tính với những đợt tái phát. Sau mỗi lần tái phát, tính nết người bệnh càng thay đổi: xa lánh người thân, hướng vào nội tâm, ngôn ngữ hành vi dị kỳ khó hiểu, có khi mang tính chống đối nguy hiểm. Khả năng tiếp xúc xã hội và khả năng học tập lao động giảm dần, người bệnh trở nên thờ ơ với tất cả.
Bệnh có thể khởi phát nhanh trong vài tuần hay chậm trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm, thường bắt đầu ở trẻ (15-35 tuổi). Tỉ lệ mắc khá cao trong xã hội (trong 100 người có 01 người bệnh tâm thần phân liệt). Có người bệnh chỉ bị một hoặc vài giai đoạn loạn thần trong đời, cũng có những người luôn tồn tại các triệu chứng loạn thần suốt đời.
Trước khi bênh phát có thể nhận thấy các triệu chứng báo hiệu sớm: nhịp thức ngủ thay đổi, thói quen ăn uống thay đổi, mệt mỏi, hằn học , chống đối, thờ ơ với xung quanh, trở nên chán nản, lo lắng, sợ hãi hoặc có ý nghĩ ám ảnh. Gia đình cần nhận biết các dấu hiệu sớm trên đây, mời bác sỹ hoặc đưa đi khám để tránh được giai đọan cấp hay tránh phải nằm viện.
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt
Các triệu chứng chủ yếu của tâm thần phân liệt gồm có
* Hoang tưởng: nghĩ và tin vào những điều sai lầm, không phù hợp với thực tế. Người bệnh tự cho rằng mình đang bị theo dõi, có tội hoặc bị điều khiển từ bên ngoài.
* Ảo giác: thường gặp nhất là nghe thấy những giọng nói tưởng tượng với nội dung đe doạ, buộc tội hoặc nói chuyện với chính người bệnh, gặp ít hơn có thể là nhìn thấy, cảm giác thấy, ngửi thấy, nếm thấy thứ gì đó không có trong thực tế mà chỉ riêng người bệnh cảm nhận được.
* Rối loạn khả năng tư duy: đang nói chủ đề này nhảy sang chủ đề khác mà không có sự nối tiếp logic. Lời nói bỗng dưng khó hiểu, rời rạc, lung tung.
Các triệu chứng thứ yếu của tâm thần phân liệt gồm
* Mất ý muốn làm việc: người bệnh thường bị mất đi khả năng tham dự vào các công viẹc hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn, … Sự thiếu năng động, thiếu sáng kiến hay thiếu động cơ là một phần của triệu chứng bệnh, không phải do lười biếng.
* Cảm giác cùn mòn: khả năng thể hiện cảm xúc bị giảm sút và thường đi kèm với đáp ứng cảm xúc cùn mòn hoặc sự đáp ứng không thích hợp với sự kiện từ bên ngoài chẳng hạn các chuyện vui hoặc chuyện buồn.
* Cách ly với xã hội: có thể do một số nguyên nhân như sợ bị ai đó làm hại, sợ bị giao tiếp do mất đi kỹ năng giao tiếp xã hội.
* Khả năng nhận thức kém: một số trường hợp người bệnh không hề biết họ đang có hoang tưởng và ảo giác, nên thường không thừa nhận mình có bệnh, bởi vậy mà từ chối sự điều trị cần thiết và lợi ích cho họ.
Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt là gì?
* Yếu tố di truyền: con của người bố hoặc người mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt có 10% nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt và 90% không mắc bệnh này. Như vậy, nguy cơ mắc bệnh ở những người này cao gấp 10 lần tỉ lệ trong dân số nói chung.
* Yếu tố sinh hoá: người ta tin rằng có một số chất, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh trung gian được gọi là Dopamin. Sự mất cân bằng hoá học có thể do ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố di truyền.
* Các mối quan hệ gia đình: không có bằng chứng nào gợi ý rằng các mối quan hệ gia đình gây ra bệnh. Tuy nhiên, một số người bệnh tâm thần phân liệt nhạy cảm với bất kỳ sự căng thẳng nào trong quan hệ gia đình mà đối với họ có thể liên quan tới sự tái phát của bệnh.
* Môi trường: người ta nhận thấy rất rõ rằng những mâu thuẫn gây sang chấn này thường đóng vai trò như các sự kiện gây áp lực ở những người kém chịu đựng. Người bệnh tâm thần phân liệt trở nên lo âu, cáu kỉnh và không thể tập trung chú ý trước bất kỳ một triệu chứng cấp tính rõ rệt nào. Điều này làm cho các mối quan hệ xấu đi, có thể dẫn tới li dị hoặc thất nghiệp, những hiện tượng này sau đó thường bị đổ lỗi cho sự thúc đẩy bệnh, khi mà thực tế chính các biểu hiện bệnh lý đã gây ra sự khủng hoảng này. Bởi vậy, không phải bao giờ cũng xác định rõ ràng stress là yếu tố thúc đẩy hay là hậu quả của bệnh.
Có phải người bệnh tâm thần phân liệt có nhân cách "bị chia cắt"?
Không. Không có gì gọi là nhân cách bị chia cắt cả. Bệnh tâm thần phân liệt làm thay đổi chức năng tâm thần của người bệnh, đó là những rối loạn về từ duy và tri giác.
Có phải người bệnh tâm thần phân liệt bị mất trí không?
Không. Đây không phải là bệnh mất trí.
Có phải người bệnh tâm thần phân liệt dễ gây nguy hiểm không?
Không. Người bệnh tâm thần phân liệt nói chung không gây nguy hiểm khi đang được điều trị thích hợp. Tuy nhiên, một số ít người bệnh trở nên hung dữ do bệnh nặng mà không được điều trị. Thông thường hành vi nguy hiểm chỉ xảy ra với gia đình và bạn bè, rất hiếm khi với người không quen biết.
Thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt có gây nghiện không?
Không. Thuốc làm giảm cường độ các triệu chứng. Các thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tâm thần phân liệt thì không gây nghiện.
Khi gia đình có người bị tâm thần phân liệt, cần lưu ý
* Không đưa người bệnh đến thầy cúng, thầy bùa.
* Không tranh luận với người bệnh.
* Không nên xiềng xích, trói hay nhốt người bệnh.
* Cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ tâm thần.
* Chỉ có thể xoa dịu tình trạng bệnh bằng thuốc chống loạn thần theo đơn bác sĩ.
* Không tự ý cho người bệnh ngừng uống thuốc hoặc tự ý thay thuốc khi không có ý kiến của bác sỹ.
* Có thái độ dung nạp, kiên nhẫn giúp đỡ, hướng dẫn khuyến khích người bệnh làm các công việc thích hợp nếu họ mất khả năng nghề nghiệp cũ.
* Tạo điều kiện cho họ được tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại bệnh viện và cộng đồng.
Các phương pháp điều trị sẵn có
* Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh tâm thần phân liệt là điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
* Việc sử dụng các thuốc chống loạn thần đánh dấu bước tiến cách mạng hoá trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Hiện nay, hầu hết người bệnh tâm thần phân liệt có thể không cần lưu viện nội trú mà có thể điều trị tại gia đình để tạo cơ hội hoà nhập cộng đồng.
* Tâm thần phân liệt là một bệnh, giống như các bệnh cơ thể khác. Ví dụ: Nếu Isulin là thuốc cần dùng suốt đời cho người bệnh tiểu đường thì thuốc chống loạn thần là thuốc sử dụng suốt đời cho người bệnh tâm thần phân liệt.
* Trong khi không có thuốc nào chữa khỏi được bệnh tâm thần phân liệt, có thể giảm bớt hậu quả của bệnh bằng cách dùng thuốc an thần kinh cẩn thận với sự hỗ trợ của các thầy thuốc chuyên khoa. Những khó khăn của người bệnh chỉ được giải quyết tốt nhờ sự trợ giúp của một đội ngũ cán bộ chuyên môn gồm các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các y tá chuyên khoa tâm thần, các nhà tâm lý, các nhà trị liệu bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động…
* Thực tế cũng cho thấy có khoảng 20 - 30% người bệnh tâm thần phân liệt chỉ có 1 hoặc 2 giai đoạn loạn thần trong suốt cuộc đời.
TS Trần thị Hồng Thu (ST)
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương