RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) Được định nghĩa theo DSM-IV là: ý tưởng ám ảnh (suy nghĩ, xung lực, các hình ảnh) hoặc các cưỡng bức (hành vi hoặc hoạt động tâm thần) có tính chất dai dẳng và tái phát đủ nặng để gây lo âu hoặc khó chịu cho người bệnh và xuất hiện > 1 giờ/ ngày. Sự cưỡng bức nói chung được thực hiện theo một nỗ lực của người bệnh nhằm làm giảm lo âu do ám ảnh gây nên. Người bệnh bị RLCB nhận thấy rằng các ám ảnh hoặc các cưỡng bức là vô lý và quá đáng.
Theo ICD-10 (Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10): Để chẩn đoán quyết định các triệu chứng ám ảnh và hành vi nghi thức, cả 2 phải có trong đa số các ngày trong ít nhất 2 tuần liền và là nguồn gốc đau khổ hoặc gây trở ngại cho hoạt động của người bệnh. Các triệu chứng ám ảnh phải có các đặc tính sau:
- Chúng phải được người bệnh thừa nhận là ý nghĩ hay xung động riêng của bản thân người bệnh.
- Phải có ít nhất 1 ý nghĩ hay động tác mà người bệnh còn kháng cự lại một cách vô hiệu dù rằng có thể có những ý nghĩ và động tác khác mà người bệnh không còn kháng cự lại chúng nữa (đầu hàng).
- Ý nghĩ về sự tiến hành động tác phải được bản thân người bệnh thấy không thú vị gì, chỉ đơn giản là để làm giảm nhẹ căng thẳng hoặc lo âu.
- Những ý nghĩ, hình ảnh hoặc xung động tái diễn một cách hết sức khó chịu.
Theo KAPLAN&SADOCKS.( USA)
Đặc tính cơ bản của OCD là các triệu chứng ám ảnh và hành vi nghi thức tái diễn trầm trọng gây ra các rối loạn nặng tới người bệnh. Ý tưởng ám ảnh và hành vi nghi thức làm mất rất nhiều thời gian của người bệnh và ngăn trở tới việc sinh hoạt hàng ngày, khả năng lao động nghề nghiệp cũng như các hoạt động xã hội và các mối quan hệ của người bệnh.
Người bệnh có thể có các triệu chứng ý tưởng ám ảnh hoặc các hành vi nghi thức hoặc có cả hai.
Ý tưởng ám ảnh là những suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng hoặc cảm giác có tính chất cưỡng bức và tái diễn (tác nhân tâm thần).
Hành vi nghi thức lại là một hành động (hành vi hoặc hoạt động tâm thần) bất thường, tái diễn, có qui chuẩn, có ý thức như: đếm, kiểm tra, lảng tránh, rửa tay...
Người bệnh OCD nhận ra sự vô lý của ý tưởng ám ảnh nhưng vẫn phải chịu đựng cả ý tưởng ám ảnh và hành vi nghi thức như là một rối loạn của riêng bản thân mình.
Hành vi nghi thức được người bệnh tiến hành nhằm mục đích giảm nhẹ tạm thời các triệu chứng lo âu và căng thẳng do ý tưởng ám ảnh gây ra, nhưng nó không phải lúc nào cũng đem lại kết quả. Hành vi nghi thức tiến hành xong có thể không làm giảm được lo âu mà ngược lại làm lo âu tăng lên.
Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức là khoảng 2-3% trong dân số chung. Một số nhà khoa học còn ước tính tỷ lệ bệnh OCD phát hiện ở phòng khám ngoại trú khoa tâm thần là hơn 10%. Số liệu này cho thấy OCD được chẩn đoán là 1 trong 4 rối loạn tâm thần phổ biến sau ám ảnh sợ, rối loạn tâm thần do nghiện các chất và rối loạn trầm cảm chủ yếu. Tổ chức y tế thế giới xếp OCD vào nhóm 10 bệnh lý gây ra tàn phế nặng nề nhất trên toàn thế giới.
Ở người trưởng thành, nam và nữ bị bệnh với tỷ lệ ngang nhau nhưng ở lứa tuổi thanh thiếu niên nam bị bệnh nhiều hơn nữ.
Tuổi khởi phát bệnh khoảng 20 tuổi, nam giới có thể khởi phát sớm hơn (19 tuổi) nữ (22 tuổi).
Nhìn chung, khởi phát bệnh trước 25 tuổi là trên 60%, sau 35 tuổi là dưới 15%. Sự khởi phát bệnh có thể xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Người ta đã ghi nhận 1 số trường hợp OCD trước 2 tuổi.
Những người độc thân bị bệnh nhiều hơn những người lập gia đình, có thể phát hiện này phản ánh sự khó khăn của những người bị bệnh trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội và xây dựng gia đình.
Bệnh phối hợp
Người bệnh bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức thường bị ảnh hưởng các rối loạn tâm thần khác. Tỷ lệ mắc trầm cảm chủ yếu trong số người bị OCD là khoảng 67%, ám ảnh sợ xã hội khoảng 25%. Các chẩn đoán rối loạn tâm thần khác kết hợp với OCD bao gồm: rối loạn do lạm dụng rượu, rối loạn lo âu lan toả, ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn hoảng sợ và rối loạn nhân cách. Tỷ lệ mắc rối loạn TIC trong người bệnh OCD là 5-7%, và 20-30% người bệnh OCD có tiền sử bị các TIC.
Nguyên nhân
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra trên cơ sở các nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Nguyên nhân có thể là 1 trong những yếu tố sau:
1- Yếu tố sinh học:
- Dẫn truyền thần kinh: rối loạn hệ Serotonergic và hệ Noradrenergic,
nhiễm trùng thần kinh đặc biệt nhiễm trùng Streptococal-beta- hemolytic nhóm A.
- Các nghiên cứu hình ảnh chức năng não đã cho thấy 1 số biến đổi cấu trúc não, hệ thống viền và tế bào thần kinh loại có đuôi ở người bệnh OCD.
- Yếu tố di truyền.
2- Yếu tố hành vi
3- Yếu tố tâm lý xã hội
Các đặc tính lâm sàng
Ý tưởng ám ảnh và hành vi nghi thức có đặc tính chung như sau:
Một ý tưởng hay một xung lực xâm nhập vào ý thức người bệnh một các dai dẳng và tái diễn, người bệnh có cảm giác lo âu và sợ hãi rõ ràng, thường xuyên, và tìm cách để chống lại ý tưởng và xung lực ám ảnh ban đầu. Người bệnh thừa nhận ám ảnh và hành vi nghi thức là ý nghĩ hoặc xung động của riêng bản thân mình và nó hết sức vô lý ( 80% người bị OCD cho là vô lý), tìm mọi cách để chống lại chúng tuy nhiên khoảng 1/2 người bệnh OCD muốn kháng cự nhưng không kháng cự nổi. Một số người bệnh lại đánh giá quá cao ám ảnh và hành vi nghi thức. Ví dụ về một người bệnh OCD khẳng định hành vi rửa tay nhiều lần là đúng và đã dành rất nhiều thời gian để rửa tay, hậu quả là anh ta đã bị đuổi việc.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình
(Thứ tự xắp xếp theo mức độ phổ biến)
1- Ám ảnh bị lây nhiễm: đối tượng sợ bị lây nhiễm là phân, nước tiểu, bụi bẩn hoặc vi khuẩn, vi rút... theo sau nỗi sợ là hành vi rửa tay hoặc lảng tránh. Người bệnh thường tin rằng sự lây nhiễm lan truyền từ vật này sang vật khác hoặc từ người này sang người khác.
2- Ám ảnh ghi ngờ: ý tưởng ám ảnh thường liên quan đến một số nguy hiểm có thể xảy ra do quên tắt bếp, quên khoá cửa...Theo sau ám ảnh nghi ngờ là hành vi cưỡng bức kiểm tra. Việc kiểm tra có thể là quay trở lại nhà để kiểm tra bếp, cửa nhiều lần. Người bệnh có ám ảnh nghi ngờ luôn luôn có cảm giác tội lỗi do những gì mình gây ra.
3- Ám ảnh về sự xâm phạm: Ám ảnh này thường là các ý tưởng tái diễn về một hành vi nghiêm trọng, tội lỗi, đáng chê trách mà mình có thể phạm phải như một phụ nữ bị dày vò bởi sợ mình có thể cuối cùng không còn khả năng chống lại xung động giết đứa con thân yêu của mình...hoặc bị dày vò bởi một hình ảnh tái diễn trong đầu với nội dung thô tục,dâm ô đáng nguyền rủa và xa lạ với bản thân mình. Đôi khi là những ý nghĩ vô tận, triết lý về những chủ đề, lựa chọn không thể cân nhắc được. Suy nghĩ do dự về những lựa chọn là nhân tố quan trọng trong nghiền ngẫm ám ảnh, thường kết hợp với mất khả năng quyết định những việc tầm thường nhưng cần thiết hàng ngày.
Người bị ám ảnh này có thể báo cáo với cảnh sát hoặc xưng tội với cha xứ về ý nghĩ của mình.
4- Ám ảnh về sự ngăn nắp gọn gàng và hoàn chỉnh: người bệnh yêu cầu một sự cân xứng, chính xác, hoàn hảo đến độ chi tiết và do vậy dẫn đến một hành vi nghi thức bằng tác phong chậm chạp. Người bệnh mất rất nhiều thời gian để làm một việc đơn giản như tắm giặt, cạo râu hoặc ăn uống.
Các rối loạn dạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức( OCSD)
Các rối loạn dạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức là rối loạn rất độc đáo trong đó có nhiều triệu chứng trùng lặp với OCD về đặc điểm triệu chứng, nhân chủng học, bệnh sử gia đình, hoá thần kinh, bệnh cảnh đi kèm, tiến triển lâm sàng và đáp ứng với nhiều dược lý điều trị khác nhau.
Một số triệu chứng dạng OCD
1-Rối loạn ăn uống:
- Chứng phàm ăn do thần kinh: đặc trưng với ăn uống nhiều và dùng cách không thích hợp để điều chỉnh như tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng và các thuốc khác, nhịn đói hoặc tập luyện quá mức... để đề phòng tăng cân.
- Chứng háu ăn
2- Cưỡng bức cờ bạc
3- Rối loạn hình thái cơ thể
4- Rối loạn tự kỷ
5- Chứng giật nhổ tóc
6- Cưỡng bức mua sắm
7- Chứng ăn cắp vặt
Tiến triển và tiên lượng
Hơn 50% người bệnh OCD khởi phát triệu chứng một cách đột ngột.
50-70% phát bệnh sau khi có các sang chấn tâm lý như có thai ngoài ý muốn, bị cưỡng bức tình dục, mất người thân...Rất nhiều người bệnh dấu kín các triệu chứng bệnh tật của mình 5-10 năm sau mới đi khám bác sỹ. Những người có hiểu biết tốt đến khám bác sỹ sớm hơn.
Bệnh thường tiến triển kéo dài nhưng khác nhau tuỳ từng trường hợp, có người các triệu chứng dao động, có người các triệu chứng liên tục.
Diễn biến tốt: 20-30%
Diễn biến trung bình: 40-50%
Diễn biến xấu, mãn tính: 20-40%.
Bị trầm cảm: 30-50%
Nguy cơ tự sát ở tất cả người bị bệnh.
Các diễn biến xấu ở các trường hợp: khởi phát sớm, hành vi nghi thức nặng, kỳ lạ.
Cần nhập viện điều trị các trường hợp sau: trầm cảm nặng, có ý tưởng hành vi tự sát, hoang tưởng thứ phát, rối loạn nhân cách đặc biệt rối loạn nhân cách dạng phân liệt.
Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức
Điều trị bằng thuốc hoặc bằng liệu pháp hành vi hoặc cả 2 liệu pháp có hiệu quả rõ rệt giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Quyết định dùng liệu pháp nào tuỳ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, mức độ các triệu chứng và khả năng dung nạp đáp ứng của từng người bệnh.
-Điều trị bằng thuốc: các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, chỉnh khí sắc, an thần kinh và các thuốc khác...
-Liệu pháp hành vi: do Bs chỉ định.
-Liệu pháp tâm lý: cá nhân, nhóm...
-Các liệu pháp khác: liệu pháp gia đình, liệu pháp sốc điện...
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương