RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLLC) là gì?
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
RLLC xảy ra với tỷ lệ xấp xỉ 1% dân số chung . Tỷ lệ nam và nữ ngang nhau, thường gặp ở mọi lứa tuổi thông thường từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ thường có giai đoạn trầm cảm kéo dài hơn, ngược lại nam giới gian đoạn hưng cảm thường kéo dài hơn. Một phần ba (1/3) người bị RLLC có triệu chứng trong suốt cuộc đời. Những triệu chứng này có thể gây trở ngại tới khả năng lao động, học tập và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có thể tự gây tổn hại cho bản thân mình hoặc những người khác, hoặc có các xung động (kích động) mà bản thân họ không nhận ra là có thể nguy hiểm, nghiêm trọng như thế nào.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của RLLC là gì?
Nguyên nhân đích thực của bệnh hiện nay vẫn chưa biết. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
Các biểu hiện triệu chứng RLLC:
Các triệu chứng xuất hiện ở 3 nhóm
- Hưng cảm
- Trầm cảm
- Hỗn hợp cả hưng cảm và trầm cảm
Người bệnh pha hưng cảm có các biểu hiện
Hưng phấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh
Tự cao, nhiều ý tưởng
ngủ ít hoặc mất ngủ
nói nhiều
Tư duy phi tán
Dễ nổi cáu
Dễ bị kích thích hoặc suy nhược
Dễ có các hành vi xung động như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu và ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi không nghĩ đến sự nguy hại…
Người bệnh pha trầm cảm có các biểu hiện
Khí sắc trầm
Thay đổi cân nặng
Rối loạn giấc ngủ
Mất sinh lực, dễ mệt mỏi
Vận động chậm chạp
Cảm giác kích thích hoặc suy nhược
Cảm thấy vô giá trị
Khó tập trung chú ý,
Mất quan tâm thích thú trong công việc, sinh hoạt vui chơi giải trí
Có ý tưởng tự sát
Một số người bệnh có thể có kết hợp cả pha hưng cảm và trầm cảm
Chẩn đoán
Để chẩn đoán RLLC cần phải có sự thăm khám của Bác sỹ , thông qua phỏng vấn, trắc nghiệm, khai thác bệnh sử và các xét nghiệm liên quan.
Để có bằng chứng khách quan, bác sỹ còn phỏng vấn gia đình, bạn bè người bệnh. Đôi khi các pha hưng cảm bị bỏ sót dẫn đến chỉ chẩn đoán là bị trầm cảm đơn thuần. Thông qua đánh giá các triệu chứng bác sỹ sẽ kết luận trạng thái bệnh lý của người bệnh.
Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được.
Điều trị bằng cả thuốc men và các trị liệu tâm lý.
Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bằng các buổi tâm lý cá nhân của các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.
Thuốc men cho người bệnh được các BS chỉ định tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng của từng người bệnh. Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh được uống thuốc điều trị duy trì để chống tái phát.
Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Loại thuốc | Tác dụng |
Pha hưng cảm | |
Carbamazepine( kháng động kinh) | Chống hưng cảm và ổn định khí sắc |
Valproic Acid( kháng động kinh) | Chống hưng cảm và ổn định khí sắc |
Antipsychotics( an thần kinh) | Giảm kích động và rối loạn tư duy cũng như hoang tưởng ảo giác và hành vi bất thường. |
Benzodiazepine (seduxen) | Kiểm soát hưng cảm, giảm kích động và trạng thái bất an, cải thiện giấc ngủ |
Lithium (chỉnh khí sắc) | Giảm triệu chứng hưng cảm nhanh sau 2 tuần điều trị. Ổn định khí sắc |
Pha trầm cảm | |
Antidepressants( Chống trầm cảm) | Chỉ sử dụng cho pha trầm cảm, chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn nếu không sẽ kích hoạt triệu chứng hưng cảm. |
Điều trị duy trì | |
Anticonvulsant( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Antipsychotics( an thần kinh) | |
Carbamazepine( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Gabapentin( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Lamotrigine( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Lithium(chỉnh khí sắc) | ổn định khí sắc |
Topipramate( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Valproic Acid( kháng động kinh) | ổn định khí sắc |
Những dặn dò của BS
Khám bác sỹ theo đúng hẹn kể cả khi bệnh đã thuyên giảm, điều này rất quan trọng để BS theo dõi và kiểm soát tổng thể.
Thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu để biết nồng độ thuốc uống có an toàn và đạt hiệu quả điều trị không. Kiểm tra chức năng gan thận định kỳ để có điều chỉnh kịp thời.
Gia đình, bạn bè cảm thông chia sẻ, nâng đỡ người bệnh về tinh thần để điều chỉnh hành vi và phát hiện nếu có vấn đề bất thường.
Bản thân người bệnh cần phải chia sẻ, tham gia vào nhóm đồng đẳng hoặc nhóm tự giúp đỡ với những người có cùng cảnh ngộ.
(Nguồn: Sun Pharma)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương