RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn tự kỷ ở trẻ em
Năm 1943 tại Mĩ, Leo Kanner đã đưa ra thuật ngữ đầu tiên : "Tính tự kỉ ở trẻ nhỏ". Năm 1994, Hans Asperger làm việc tại Úc đã viết 1 bài báo với nhan đề: "Nhân cách của người bệnh tự kỉ" miêu tả 4 cậu bé được coi là bất thường trong khả năng xã hội bất thường về ngôn ngữ và khả năng nhận thức. Đáng chú ý là có 2 người Úc đã miêu tả 1 cách độc lập nhưng lại trùng khớp với nhau về những trạng thái của bệnh tự kỉ.
Từ "tự kỉ" được xuất phát từ từ "tự động" của tiếng Hy Lạp. Được Bleuler sử dụng tiên phong trong tâm thần học để miêu tả 1 kiểu đặc biệt trong triệu chứng phân liệt ở những bệnh nhân đã mất đi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, còn tự kỉ của trẻ em thì chỉ thiếu đi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài dù ở những mức độ khác nhau.
Ngày nay, chúng ta đã nhận rõ những trạng thái khác nhau rõ rệt của trẻ tự kỉ. Trong bối cảnh lâm sàng và chẩn đoán bệnh tự kỉ phải dựa theo tiêu chuẩn sau:
+ Sự sút kém nghiêm trọng trong việc phát triển các kĩ năng xã hội.
+ Sự phát triển chậm và lệch lạc về ngôn ngữ.
+ Hành vi ứng xử rập khuôn và ép buộc.
+ Bắt đầu xuất hiện trước 36 tháng tuổi.
Rất nhiều tiêu chuẩn được đề xuất để chẩn đoán bệnh tự kỉ. Thường hay dùng nhất là DSM4. Theo DSM4, rối loạn tự kỉ bao gồm 4 dạng chung của sự sút kém về hành vi ứng xử và ngôn ngữ:
+ Sự giảm sút về lượng của các tác động qua lại trong xã hội (tương tác xã hội).
+ Sự suy giảm về lượng trong sự phát triển của ngôn ngữ và giao tiếp.
+ Phạm vi giới hạn của hành động và sự quan tâm chú ý giảm.
+ Bắt đầu trước 36 tháng tuổi.
Gần đây, người ta càng ngày càng công nhận rằng rối tự kỉ diện rộng được cấu tạo bởi 1 nhóm của sự rối loạn về sự phát triển bao gồm: sự giảm sút về tương tác xã hội, về giao tiếp, về trí tưởng tượng và về hành vi ứng xử (bao gồm cả sự điển hình về tính tỉ mỉ và tính lặp lại của hành vi ứng xử).
Tự kỉ trong phạm vi rộng có liên quan mật thiết tới rối loạn phát triển lan tỏa, cùng 1 mức độ được miêu tả trong cả ICD 10 và DSM4.
Rối loạn phát triển lan toả (pervasive developmental disorder)
Cả DSM4 và ICD10 đều chấp nhận rằng tự kỉ có thể coi như là rối loạn phát triển lan toả (PDD). Rối loạn phát triển lan toả xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ. Tự kỷ là rối loạn không đồng nhất của sự thiếu hụt về mối tương tác xã hội, sự thành thục trong ngôn ngữ, sự hạn chế trong diễn đạt bằng hành động, và có thể thay đổi lớn về thiếu hụt nhận thức.
- Theo ICD10, rối loạn phát triển lan toả có thể chia thành những nhóm nhỏ:
+ Tự kỉ trẻ nhỏ
+ Tự kỉ không điển hình
+ Hội chứng Rett
+ Các rối loạn tan rã khác của trẻ em
+ Những rối loạn phát triển lan toả không điển hình
+ Hội chứng Asperger
+ Rối loạn tăng động kết hợp với chậm phát triển tâm thần và các hành động rập khuôn.
- Theo DSM4, rối loạn phát triển lan toả ở diện rộng gồm có 5 nhóm nhỏ mô tả tỉ mỉ về rối nhiễu hành vi ứng xử, cái không thể phân biệt về mặt sinh học cho đến thời điểm được đánh dấu tốt hơn về mặt sinh lý thần kinh, vấn đề cơ bản của rối loạn phát triển lan tỏa là:
1. Rối loạn tự kỉ
2. Hội chứng Asperger
3. Hội chứng Rett
4. Rối loạn tan rã
5. Rối loạn lan toả không biêt định khác
DSM4 đưa ra những tiêu chuẩn về rối loạn lan tỏa không biệt định khác:
+ Một vài sự suy yếu và sự sút kém lan toả về sự phát triển của tương tác xã hội, hay kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
+ Thường hay có các hành vi ứng xử cứng nhắc, sở thích rập khuôn và hành động công thức hoá, những cái này không có trong các rối loạn phát triển lan tỏa đặc trưng, hay tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách dạng phân liệt hoặc rối loạn nhân cách dạng né tránh.
- Dạng này có ở trong tự kỉ không điển hình, được đề cập tới trong sự trình bày về những điều không gặp ở tiêu chuẩn của rối loạn tự kỉ nó xuất hiện ở độ tuổi muộn, không theo 1 triệu chứng học nào, ở dưới mức giới hạn của triệu chứng học hoặc tất cả các điều trên.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương