RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Ứng phó với sự kỳ thị
Mặc dù chúng ta không đồng tình với hành vi của những người sử dụng và những người nghiện ma túy, nhưng chúng ta không có quyền và không nên phán xét hoặc xem thường họ từ góc độ một con người và lòng tự trọng của người đó.
Kỳ thị là quá trình hình thành thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực, gán nhãn cho một người hoặc một nhóm người trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó của một người hay nhóm người đó. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng ma túy là nạn nhân do bị ép buộc, do thiếu hiểu biết hoặc đua đòi, do hoàn cảnh xô đẩy. Chúng ta không nên đánh đồng tất cả những người nghiện ma túy là tệ nạn xã hội.
Nâng cao khả năng ứng phó với kỳ thị cho cá nhân
- Cung cấp thông tin, trợ giúp cách phân tích sự kỳ thị cho người nghiện ma túy, cung cấp kỹ năng đối phó với thái độ, hành vi, suy nghĩ không tích cực của những người xung quanh.
- Hỗ trợ kỹ năng đối phó với lo sợ về tình trạng nghiện và mắc bệnh liên quan
- Tăng cường kỹ năng bộc lộ, chia sẻ của người nghiện để tìm kiếm sự trợ giúp tích cực
- Cung cấp kỹ năng đối phó với trạng thái tâm lý tiêu cực
- Củng cố lòng tin, xây dựng lòng tự tôn để vượt qua mặc cảm và tăng cường nghị lực cai nghiện
- Tạo cách sống tích cực (tư duy và hành động tích cực) để có động cơ tích cực vượt qua khó khăn trong thời gian cai nghiện.
- Cung cấp kỹ năng đối phó với tình huống khó khăn (kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề), tìm kiếm giải pháp với những nguyên nhân cụ thể
- Tập huấn, nâng cao kỹ năng, cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho người NMT
- Xây dựng các mô hình nhóm tự lực giúp người NMT
- Khuyến khích sự tham gia của người NMT vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy
- Đẩy mạnh sự hỗ trợ về kinh tế và xã hội, việc làm cho NMT
- Tăng cường sự tiếp cận và dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và chữa trị cho người NMT.
Xử lý kỳ thị trong gia đình
- Trợ giúp gia đình kỹ năng giải quyết vấn đề đặc biệt là tìm kiếm giải pháp để thoát khỏi tình cảnh khó khăn khi gia đình có người nghiện và khả năng tái nghiện.
- Giúp gia đình loại bỏ sự kỳ thị với người thân trong gia đình khi họ NMT và sau khi cai nghiện.
- Hỗ trợ cung cấp kỹ năng cho cha mẹ ứng xử với người NMT
- Cung cấp kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho thành viên trong gia đình, cách ứng xử tích cực với nhau trong gia đình khi có người NMT và cai nghiện.
- Tăng cường các thông điệp và hình ảnh tích cực về người NMT để các gia đình thay đổi thái độ, cách ứng xử tích cực
- Cung cấp thông tin một cách đầy đủ tới các gia đình có người NMT, cách chăm sóc và giao tiếp với họ
- Đẩy mạnh sự hỗ trợ về kinh tế và xã hội
- Khuyến khích sự tham gia của gia đình vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và xã hội nhằm giảm kỳ thị
- Thay đổi cách truyền thông không tích cực, tăng cường thiết kế thông điệp có ý nghĩa
- Cung cấp kỹ năng trình bày, thuyết phục, vận động cho những người có chức năng liên quan.
- Cung cấp những thông tin đúng đắn, kịp thời, đưa ra những hình ảnh tích cực, không hù dọa
- Thu hút sự tham gia của những người NMT vào các hoạt động tuyền truyền, giáo dục
- Tạo nên những quan niệm tích cực về NMT và gia đình họ
- Đẩy mạnh các chương trình giảm tác hại
- Cung cấp thông tin một cách đầy đủ tới tất cả người dân về vấn đề sử dụng chất gây nghiện và tạo cách nhìn nhận tích cực hơn trong người dân về sử dụng MT
- Tập huấn và trang bị cho những nhà chuyên môn, nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo nâng cao hiểu biết về vấn đề ma túy và xã hội.
- Cần có các chính sách đẩy mạnh tuyên truyền về các văn bản, chính sách của nhà nước với vấn đề ma túy và xã hội
- Bổ sung, sửa đổi những chính sách, quy định chế tài tránh kỳ thị phân biệt đối xử với người nghiện ma túy.
- Phát triển rộng rãi và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp người nghiện và gia đình người nghiện.
Hầu hết những người nghiện ma túy đều muốn từ bỏ ma túy, nhưng việc đó vô cùng khó khăn. Nếu coi họ là những người bệnh, là nạn nhân, từ đó thông cảm, hỗ trợ họ một cách kiên trì, bao dung, sẽ giúp được nhiều người nghiện trở về với cuộc sống bình thường.
Hãy tạo cơ hội cho những người nghiện ma túy quay trở về với gia đình và cộng đồng.
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người nghiện CÓ QUYẾT TÂM cai. Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương