RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Kết quả nghiên cứu mới về khả năng ngừng sử dụng chất ma tuý
Tóm tắt
Theo quan điểm nghiện là bệnh mạn tính tái phát, thì giai đoạn mà người bệnh ngừng sử dụng ma tuý chỉ là một trạng thái tạm thời. Như vậy, hoặc người nghiện sẽ không bao giờ dừng sử dụng chất, hoặc nếu có dừng, thì chỉ trong một thời gian dài ngắn khác nhau.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về hiện tượng ngừng sử dụng chất cho thấy một bức tranh phức tạp hơn. Các điều tra dịch tễ học quốc gia của Mỹ ở người sử dụng chất đã cho thấy tỉ lệ ngừng sử dụng có sự dao động đáng kể, có khác biệt giữa người sử dụng chất hợp pháp và người sử dụng chất bất hợp pháp, cũng như giữa các chủng tộc khác nhau. Ví dụ, 50% người nghiện cocaine dừng sử dụng sau 4 năm, tuy nhiên con số này ở người nghiện rượu là 16 năm. Mặc dù, hầu hết người sử dụng cocaine ngừng sử dụng trước tuổi 30, 5% vẫn tiếp tục sử dụng nhiều khi đã ngoài 40. Mặc dù khác biệt như vậy, nhưng những phát hiện của nghiên cứu về tình hình ngừng sử dụng chất cũng chỉ ra một xu hướng. Mỗi năm, có một tỉ lệ không đổi số người nghiện chất ngừng sử dụng. Tỉ lệ này độc lập với số năm mắc nghiện.
Nội dung chi tiết
Quan điểm thống trị trong khoa học y học hiện nay cho rằng nghiện là một bệnh lý mạn tính, tái diễn, và người nghiện cần điều trị (tự nguyện hoặc bắt buộc, ví dụ, qua toà án) mới có thể ngừng sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải nhiều tranh cãi. Một trong những chỉ trích đối với các nghiên cứu nền tảng của quan điểm nghiện là một bệnh là cách chọn mẫu không đại diện cho quần thể dân cư mà chọn trong nhóm bệnh nhân vào điều trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo dõi dọc tiến trình phát triển tự nhiên của nghiện cũng gặp vấn đề về cách định nghĩa thế nào là điều trị (ai là người không trong điều trị?), và cách đo lường tình trạng ngừng sử dụng (kéo dài bao lâu, ngừng sử dụng với chất nào, như thế nào), v.v…
Tác giả Heyman đã dựa trên kết quả của bốn cuộc điều tra dịch tễ học quốc gia Mỹ, lấy mẫu đại diện cho cộng đồng dân cư để tìm hiểu về thực trạng ngừng sử dụng chất. Từ 8000 đến gần 20 000 người đã tham gia các cuộc điều tra này trong thời gian từ đầu những năm 1980 đến 2003. Kết quả điều tra cho thấy trên 50% người đã từng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng/lệ thuộc chất trong đời, đã ngừng sử dụng từ một năm trở lên ở thời điểm điều tra; nữ ngừng sử dụng nhiều hơn nam. Trong số đó, tỉ lệ ngừng sử dụng ở nhóm 18-29 tuổi là 50%, nhóm trên 64 tuổi là 80%. Mặc dù vậy, tỉ lệ đã từng trao đổi với cán bộ y tế về vấn đề sử dụng chất chỉ ở mức 30% (tỉ lệ đã từng điều trị thấp hơn). Tỉ lệ ngừng sử dụng chất hợp pháp (rượu, thuốc lá) thấp hơn nhiều so với tỉ lệ ngừng sử dụng chất bất hợp pháp.
Các yếu tố được tìm thấy liên quan tới tỉ lệ ngừng sử dụng là độ tuổi (khác nhau với mỗi chất), trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân. Trong đó, người có trình độ học vấn cao hơn có tỉ lệ đã từng sử dụng chất cao hơn (dùng thử), tuy nhiên, người có học vấn thấp hơn có tỉ lệ mắc nghiện cao hơn. Bên cạnh đó, mức độ có sẵn, giá cả, vấn đề pháp luật với mỗi chất đều có ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến việc sử dụng các chất đó.
Như vậy, bài phân tích này cho thấy mặc dù quan điểm hiện nay cho rằng nghiện là bệnh mạn tính, nhưng đa số người nghiện vẫn có thể tự ngừng sử dụng mà không cần tới điều trị. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng chất của người bệnh. Tác giả gợi ý các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào các yếu tố cá nhân như thái độ, lý tưởng, giá trị… ảnh hưởng như thế nào đến việc ngừng sử dụng.
(Theo ATTC)
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023