RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Một số phương pháp điều trị cắt cơn nghiện opiats có dùng thuốc
+ Phương pháp giảm dần: Còn gọi là phương pháp cai giảm liều, bằng cách giảm liều lượng opiats mỗi ngày một ít trong thời gian từ 13- 30 ngày, đồng thời tăng cường các thuốc bổ, thuốc an thần cho đến khi lượng opiats đưa vào còn rất ít thì tiến hành cắt hẳn opiats. Phương pháp này có ưu điểm là làm người nghiện thích nghi dần dần, cơn nghiện giảm dần, không vật vã nhiều như phương pháp cắt ngang, nhược điểm là vẫn đòi hỏi dùng chất ma tuý, thời gian cắt cơn kéo dài. Phương pháp này thường được sử dụng với những người nghiện quá nặng, lượng opiats đưa vào cơ thể hàng ngày quá nhiều nếu cắt thuốc đột ngột người bệnh không chịu nổi, thậm chí có thể nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Những người nghiện cơ thể quá suy kiệt cũng có thể sử dụng phương pháp này như một biện pháp trì hoãn nhằm có thời gian nâng đỡ thể trạng cho đến khi có đủ sức khỏe cắt cơn thực sự.
+Phương pháp thuỳ miên: Người bệnh được đưa vào một giấc ngủ nhân tạo kéo dài từ 3- 7 ngày, cơn vật vã sẽ diễn ra trong giấc ngủ, người bệnh được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Khi tỉnh dậy hội chứng cai cơ bản đã hết, chỉ còn một số triệu chứng như ngáp, thèm ma túy có thể vẫn tồn tại kéo dài hàng tháng. Phương pháp này có ưu điểm là giảm bớt được cơn vật vã, nhưng có nhược điểm là nếu người bệnh có các bệnh lý nội tạng sẽ gặp khó khăn trong phát hiện, điều trị. Mặt khác phương pháp này cũng cần nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại không phải cơ sở nào cũng có thể tiến hành được.
+ Phương pháp dùng chất đối kháng opiats: Đây là phương pháp cắt cơn, giải độc nhanh bằng cách dùng các chất đối kháng opiats như naloxon và naltrexone ( hay dùng là naloxon) thúc đẩy làm cho hội chứng cai xuất hiện nhanh hơn ở người nghiện sau đó dùng các thuốc cắt cơn khác như dùng các thuốc hướng thần, dùng catapressane, dùng phương pháp đông miên… cắt hội chứng cai ở bệnh nhân. Phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân có sức khỏe tốt và có nhu cầu được cắt cơn nhanh, với morphin, heroin thường chỉ sau 48 giờ.
+ Dùng các chất hướng thần hay phác đồ an thần kinh: Dùng các thuốc giải lo âu (diazepam, seduxen), thuốc an thần kinh (tisercin, nozinan…) và các thuốc chống trầm cảm (melapramin, amitriptylin) cắt cơn trong vòng 7-10 ngày, hiện nay được dùng ở nước ta để hỗ trợ cắt cơn nghiện opiats và Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn chính thức.
Trong phác đồ này thuốc nền để điều trị hội chứng cai là diazepam loại viên uống 5mg, ở những ngày cao điểm của hội chứng cai có thể dùng tới 4-5 lần, mỗi lần 3-5 viên, cách nhau 4-5 giờ uống 1 lần, uống 4-5 ngày thì cắt hẳn diazepam.
Tùy theo diễn biến của hội chứng cai mà có thể thêm bớt các thuốc điều trị triệu chứng khác nhau:
- Bệnh nhân kích động dùng thêm levomepromazin, haloperidol…
- Bệnh nhân đau mỏi nhiều dùng thêm paracetamon
- Hạ huyết áp cho thêm heptamin
- Đau bụng co thắt cho thêm spasfon
- Mất ngủ dùng alimemazin…
Nhìn chung phác đồ an thần kinh có tác dụng cắt cơn tương đối êm dịu nhưng kèm theo cũng hay gặp nguy cơ hạ huyết áp ở bệnh nhân và sau cắt cơn bệnh nhân hay mệt mỏi kéo dài.
+ Phương pháp cắt cơn bằng cách dùng methadon: Thực chất đây cũng là một phương pháp giảm liều bằng cách dùng methadon thay cho các chất opiats khác mà bệnh nhân đang sử dụng vì methadone có thời gian bán hủy dài hơn nên chỉ cần dùng ít lần hơn, hội chứng cai xuất hiện muộn hơn và cũng nhẹ nhàng hơn so với các opiats khác.
Sau khi đã chuyển đổi từ việc sử dụng các opiats khác sang methadone, mỗi ngày qua, người ta lại giảm dần lượng methadone đưa vào cho đến khi còn dưới 20 mg methadone/ ngày thì tiến hành cắt cơn nghiện bằng các phương pháp khác. Phương pháp này có nhược điểm là tốn kém, thời gian kéo dài, dùng lâu dài cũng gây lệ thuộc methadone, chưa kể tai biến quá liều khi bệnh nhân vẫn lén lút sử dụng các opiats khác đồng thời với methadone.
+ Sử dụng thuốc hạ huyết áp Clonidine (catapressane): Được sử dụng ở một số nước châu Âu, thuốc có tác dụng cắt cơn tương đối êm dịu nhưng kèm theo cũng hay gặp nguy cơ hạ huyết áp ở bệnh nhân.
Clonidine là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2- adrenergic có tác dụng gây hạ huyết áp. Từ năm 1977 clonidine đã được sử dụng làm thuốc điều trị hội chứng cai opiats ở nhiều nước trên thế giới. Clonidine có tác dụng làm giảm nhẹ nhiều triệu chứng của hội chứng cai opiats như: giảm tiết ( nước mắt, mũi, nước bọt, mồ hôi..), giảm đau bong, tiêu chảy, giảm nhịp tim, mất ngủ và đau đầu.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023