RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Giấc ngủ khi mang thai
Bạn không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều khi mang thai? Bạn trằn trọc, trở người cả đêm mà không thể ngủ ngon? Bạn đã đếm đến mấy chục ngàn rồi vẫn không thể ngủ được. Không biết bé của bạn có “mất ngủ” như mẹ không?
Chúng ta dành1/3 thời gian sống để ngủ, do đó giấc ngủ rất quan trọng trong nhịp sinh học của con người. Tuy nhiên vào giai đoạn mang thai, đa số các bà bầu bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó trên 90% là bị mất ngủ.
Mất ngủ là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Bạn có thể thấy rất khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ(mỗi lần 30 phút trở lên), dậy quá sớm hoặc ngủ dậy vẫn thấy mệt.Đa số bạn sẽ bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cá biệt cũng có bạn mất ngủ hầu như trong suốt thai kỳ. Mất ngủ tăng cường những khó chịu và căng thẳng của bà bầu trong suốt chu kỳ thai ngén, là cơ hội phát sinh những rối loạn về tinh thần và thể chất.
Nguyên nhân làm bạn mất ngủ: Nguyên nhân chính là do khi bạn có thai kéo theo một loạt các thay đổi, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi làm bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ thì bạn sẽ phải xoay trở, điều chỉnh tư thế nằm suốt đêm nên nhiều bà bầu than vãn mất ngủ trong cuối thai kỳ.
Ngoài ra các yếu tố khác cũng góp phần gây ra hiện tượng mất ngủ của bạn:
- Dậy nhiều lần trong đêm: do dạ con phát triển chèn ép lên bàng quang, hơn nữa thận của bạn phải tăng thêm 30 - 50% công suất nên bạn phải dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm làm bạn khó ngủ lại
- Đau lưng, xương hông và chân: do em bé ngày càng lớn, khối lượng cơ thể của bạn tăng nhanh làm cột sống và chân bạn chịu thêm “tải trọng”
- Bị ợ hơi và táo bón: do dạ con phát triển đẩy dạ dày lên trên, thức ăn bị giữ lại lâu hơn nên làm bạn bị ợ hơi và táo bón.
- Ốm ngén trong thai kỳ: những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kì như buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi… cũng làm bạn mất ngủ
- Do thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ
- Thiếu vitamin B cũng làm bạn trằn trọc. Không sử dụng Vitamin B vào buổi tối, hãy uống vào sáng sớm.
- Khó thở: do có sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn hít thở rất khó khăn trong giai đoạn mới mang thai. Càng về sau, khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành, bạn càng khó thở hơn
- Bị chuột rút: càng về cuối thai kì, những cơn co cơ, chuột rút ngày càng xuất hiện nhiều về đêm khiến bạn đau điếng và tỉnh dậy giữa đêm
- Những suy nghĩ, lo lắng và hoạch định kế hoạch trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh bé cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn
- Những giấc mơ hoặc ác mộng làm bạn không thể ngủ ngon. Những suy nghĩ lo âu trong quá trình mang thai làm bạn hay gặpc ác mộng khi ngủ
- Bé “đạp” mẹ cũng làm cho bạn khó ngủ hơn: vì bé nằm trong bụng tối hoàn toàn nên không có khái niệm ngày hay đêm. Bé xoay chuyển, nhào lộn và đạp tứ tung trong bụng mẹ bất kể lúc nào nên cũng làm mẹ mất ngủ.
Những cách sau đây có thể giúp bạn:
- Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ.
- Tránh dùng các chất kích thích.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Sử dụng những liệu pháp êm dịu cổ truyền: xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm…
- Bỏ qua những căng thẳng, suy nghĩ trước khi ngủ.
- Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
- Khi lên giường thì chỉ để ngủ mà không nên làm gì khác (như đọc sách, xem phim…)
- Nghĩ tới giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và bình yên, đừng ám ảnh là mình sẽ không ngủ được.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp. Chúc bạn là bà bầu xinh đẹp và rạng rỡ trong suốt thai kì!
BS Nguyễn Khắc Dũng
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ