RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Các triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh
Triệu chứng của trầm cảm sau sinh cũng tương tự với triệu chứng của bệnh lý trầm cảm gặp phải ở những thời điểm khác trong cuộc sống.
- Khí sắc trầm cảm: Người bệnh hay than phiền rằng mình cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc "không còn tha thiết điều gì nữa".
- Mất hứng thú với bất kỳ hình thức hoạt động nào mà trước đó họ rất thích như hoạt động tình dục, sở thích các công việc hàng ngày.
- Ăn mất ngon: khoảng 70% có triệu chứng này và kèm theo sụt cân.
- Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân than phiền có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ.
- Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh nhân trở nên chậm chạp, trì trệ.
- Mất sinh lực: hầu hết biểu hiện mệt mỏi mặc dù không làm gì nhiều, đa số bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực.
Ngoài chán nản, cảm giác kiệt sức kéo dài là dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm.
- Mặc cảm, tự ti, thấy mình vô dụng và có lỗi: đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng thậm chí có cả ảo giác.
- Thiếu quyết đoán và giảm tập trung: 50% bệnh nhân than phiền suy nghĩ của mình quá chậm, tập trung kém và rất đãng trí. Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể đưa ra các quyết định.
- Ý tưởng tự sát: nghĩ về cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh; với các trường hợp tái diễn, 15% chết do tự sát.
- Lo âu: căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạch nhanh, cồn cào bao tử. Các triệu chứng lo âu và trầm cảm đi kèm và đôi khi rất khó phân biệt.
- Triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực. Thường các triệu chứng này làm bệnh nhân trầm cảm đến với các cơ sở khám bệnh đa khoa thay vì tâm thần.
- Các triệu chứng thường gặp như bồn chồn, khó chịu và dễ kích động, khó ngủ, mệt mỏi và những than phiền về cơ thể. Cảm xúc không ưa trẻ hay nghi ngờ trẻ cũng là những triệu chứng thường gặp và là triệu chứng phổ biến.
Một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng có thể có các triệu chứng và biểu hiện sau
- Không thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm sóc cho em bé.
- Sợ hãi khi ở một mình cùng con.
- Có những cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực về con, thậm chí có suy nghĩ đến việc làm tổn hại chính con mình. Tuy những xúc cảm này là đáng sợ nhưng hầu hết họ sẽ không thực hiện.
- Lo lắng quá nhiều về bé hoặc tỏ ra không đoái hoài gì đến bé.
BS Trần thị Hồng Thu (ST)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ