RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Có nên coi sử dụng ma túy là phạm tội
Các quốc gia thường giống nhau trong việc xử phạt rất nặng tội danh buôn bán ma túy và các tội phạm bạo lực liên quan đến ma túy, nhưng lại khác nhau trong việc xử phạt người sử dụng ma túy và việc tàng trữ ma túy cho mục đích sử dụng cá nhân. Sự thất bại của các chính sách kiểm soát ma túy đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, trong đó nhiều quốc gia đã không coi sử dụng ma túy là hành vi phạm pháp từ những năm 1970.
Với biện pháp coi việc sử dụng không phải là phạm tội, các cơ quan thi hành pháp luật chỉ nhắm tới việc kiểm soát các đối tượng buôn bán ma túy, chứ không phải người sử dụng. Người sử dụng chất gây nghiện trái phép lúc này sẽ được giới thiệu đến các cơ sở dịch vụ để được chăm sóc, điều trị thay vì xử phạt, bỏ tù.
Những quốc gia áp dụng hình phạt nặng với tội danh tàng trữ ma túy cho mục đích cá nhân thường có số người nghiện ma túy lớn trong tù, làm tăng chi phí xã hội. Tiếp cận này không làm giảm tình trạng sử dụng ma túy ở cộng đồng, khi so sánh với các quốc gia không xử phạt nặng tội danh này.
Một trong những nước đầu tiên áp dụng biện pháp không coi hành vi sử dụng ma túy là phạm tội là Bồ Đào Nha (2001). Nhiều nước khác cũng đang trong quá trình áp dụng như Mexico, Hà Lan, Aghentina, áp dụng đối với một số chất gây nghiện hay một số bang của Mỹ áp dụng đối với cần sa (2012). Việc hợp pháp hóa hành vi sử dụng ma túy cũng tạo ra quan ngại về sự gia tăng trầm trọng việc sử dụng ma túy. Song đánh giá áp dụng biện pháp ở Bồ Đào Nha cho thấy việc sử dụng không hề tăng lên mà thậm chí còn giảm đối với một số loại chất gây nghiện, nguồn ngân sách tiết kiệm được từ việc không đầu tư vào biện pháp cấm đoán được dùng vào các chương trình giáo dục và y tế khác. Kể từ khi thực hiện chương trình này ở Bồ Đào Nha, số người sử dụng ma túy tham gia điều trị tăng 70%. Người sử dụng ma túy có các hành vi gây rối cộng đồng được gửi đến các cơ sở cộng đồng. Tại đó sẽ có các chuyên gia tâm lí, cán bộ công tác xã hội, chuyên gia điều trị thảo luận với họ về các lựa chọn tự nguyện.
Điều tiết thị trường
Biện pháp điều tiết thị trường có thể được thực hiện qua nhiều cách như cấp giấy phép cho người bán và người mua, áp dụng thuế suất, quản lí việc đăng kí, cấp phép và theo dõi. Biện pháp điều tiết thị trường có thể thấy ở việc áp dụng đánh thuế ở các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu mạnh. Chính phủ Nhật đánh thuế cao đối với thuốc lá (một gói thuốc rẻ nhất ở Nhật có giá tương đương 70.000 đồng VN) nhằm hạn chế việc hút thuốc. Ở Bangladesh (nước đạo Hồi), uống rượu được xem là phạm pháp trừ khi người mua và bán có đăng kí và được cấp phép. Một số nơi đã có áp dụng việc cấp giấy phép mua bán như một số bang ở Úc đối với chất như cần sa. Bên cạnh mục tiêu điều tiết được thị trường mua bán, một trong những kết quả không chủ ý mà biện pháp điều tiết thị trường có thể đem lại là nguy cơ thị trường chợ đen phát triển.
Điều trị nghiện
Người sử dụng chất gây nghiện/ma túy có hành vi sử dụng và mức độ lệ thuộc ma túy khác nhau vì vậy không một liệu pháp điều trị nào có hiệu quả cho tất cả mọi bệnh nhân. Mục tiêu của điều trị nghiện cần đảm bảo rằng dịch vụ điều trị được cung cấp cho đúng người, đúng thời điểm và đúng cách.
Việc xác định liệu pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân đòi hỏi công việc lượng giá chính xác tình trạng bệnh nhân, nhu cầu bệnh nhân và kiến thức của bệnh nhân về các dịch vụ sẵn có. Điều này có nghĩa là dịch vụ đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của bệnh nhân, trong đó bao gồm cả nguồn lực, nguồn hỗ trợ và giai đoạn chuyển đổi hành vi của bệnh nhân.Nghiện là bệnh mạn tính tái phát, người nghiện cần một chu trình chăm sóc lâu dài, không phải chữa khỏi.
Dịch vụ điều trị phải sẵn có khi bệnh nhân cần đến và đã sẵn sàng cam kết tham gia, đã sẵn sàng thay đổi hành vi liên quan đến sử dụng ma túy. Tiến bộ điều trị của người bệnh cũng cần được liên tục đánh giá xem xét trong quá trình điều trị. Duy trì điều trị đủ thời gian là điểm then chốt đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.
TS Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ