RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Trầm cảm ở người đái tháo đường
Bệnh tật kéo dài cùng với quá trình điều trị thuốc khiến người bệnh đái tháo đường dễ có nguy cơ mắc trầm cảm.
Lật tẩy tội đồ
Anh Hoàng Trọng Khang (50 tuổi ở Q.5, Tp.HCM) mắc bệnh đái tháo đường đã hơn 10 năm, anh tìm đủ mọi phương pháp để điều trị nhưng bệnh tình vẫn không khỏi, mà chỉ ở mức tạm ổn định, khiến anh Khang cảm thấy mệt mỏi phần vì mặc cảm bệnh tật kéo dài, phần vì luôn trong tâm trạng căng thẳng do phải ăn uống kiêng khem quá mức.
Thời gian gần đây, những người thân trong gia đình thấy anh Khang có những biểu hiện khác thường, anh hay cáu gắt với vợ con nhiều khi chỉ vì những chuyện rất nhỏ. Buổi đêm, chị Lan vợ anh để ý thấy chồng thường xuyên mất ngủ ngồi suy tư một mình tâm trạng lo âu, nhưng khi chị Lan lại gần tỏ ý muốn chia thì anh lại vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Tâm trạng của anh Khang càng lúc càng trở nên lầm lì ít nói khiến cả nhà lo lắng, phải thuyết phục mãi cuối cùng anh mới đồng ý cùng vợ đi đến bác sĩ tâm lý thì được biết anh Khang có những biểu hiện của người mắc bệnh trầm cảm.
Cùng hoàn cảnh với anh Khang, chị Phạm Ngọc Thủy 45 tuổi hiện đang làm giám đốc marketing của một công ty bất động sản ở Nguyễn Công Chứ, Q.1, Tp.HCM cũng mắc bệnh đái tháo đường hơn 7 năm nay, nhưng do tính chất công việc thường xuyên phải giao lưu tiếp khách, tham gia các buổi tiệc tùng chiêu đãi nên chị Thủy ít có điều kiện kiêng khem và tập luyện.
Vì vậy, tình trạng bệnh tật của chị ngày càng nặng hơn, khiến chị Thủy vô cùng căng thẳng, lo lắng rơi vào tình trạng bị quan chán nán, không còn ý chí chiến đấu với bệnh tật. Cứ về đêm là chị chạy ra chạy vào thơ thẩn không ngủ được, tính tình trở nên cau có, dễ cáu gắt, xúc động, chán ăn người mệt mỏi...
Tuần trước, đứa con gái lớn của chị Thủy phát hiện ra mẹ mình tìm cách uống thuốc ngủ tự sát, nhưng rất may là phát hiện kịp thời nên gia đình vội vàng cho chị tới bệnh viện được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng.
Tránh nguy cơ
Theo Ths, BS. Nguyễn Huy Cường (Nguyên ơhó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội Tiết TW): Có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường đường rồi dẫn tới mắc bệnh trầm cảm và ngược lại.
Nguyên nhân là do quá trình điều trị bệnh đái tháo đường thường mất nhiều thời gian, tốn kém nhiều tiền bạc, công sức và đòi hỏi người bệnh phải có một ý chí kiên cường trong việc chiến đấu chống lại bệnh tật.
Nhưng nhiều người bệnh không làm được như vậy, quá trình chữa trị kéo dài khiến nhiều người lâm vào tình trạng chán nản, dễ cáu có, tự ti về tình trạng bệnh tật của bản thân như trường hợp của anh Khang và chị Thủy trên.
Ngoài ra, quá trình dùng thuốc điều trị kéo dài cũng là tác nhân gây nên bệnh trầm cảm ở người đái tháo đường, bởi trong một số thành phần của thuốc điều trị đái tháo đường có chứa dược chất giúp giảm đau, giảm đường huyết thường có một vài tác dụng phụ như ảnh hưởng tới quá trình cương dương, giảm sinh lý, gây căng thẳng, trầm cảm… Khi người bệnh mắc bệnh trầm cảm sẽ mất đi khả năng cân bằng tâm lý, hành vi dẫn tới những hành động thiếu suy nghĩ như tự sát, làm mình bị thương, gây hậu quả đáng tiếc.
Dấu hiệu của trầm cảm
Bác sỹ Cường cho biết, những dấu hiệu sau cho thấy người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị trầm cảm:
Cơ thể mệt mỏi: Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi. Nét mặt của bệnh nhân thiếu linh hoạt, ít biểu lộ cảm xúc. Đôi khi thất thần, thường suy nghĩ một mình, đặc biệt là các bệnh nhân đường huyết không ổn định. Những dáu hiệu mệt mỏi này thường tập trung vào buổi sáng, nhất là sau khi ngủ dậy. Đến trưa và chiều thì biểu hiện mệt mỏi giảm đi.
Mất ngủ thường xuyên: Bệnh nhân đái tháo đường rất hay mất ngủ. Những người đái tháo đường tuýp 1 hay mất ngủ đầu giấc. Họ rất khó vào giấc ngủ, nhiều khi phải nằm trằn trọc 2-3 tiếng đồng hồ trên giường thì mới ngủ được. Đối với bệnh nhân tuýp 2 thì hay có mất ngủ cuối giấc. Họ vẫn có thể đi vào giấc ngủ, nhưng đến tầm 2-3 giờ sáng thì tỉnh giấc và không sao ngủ lại được.
Hay cáu gắt bất thường: Bệnh nhân rất dễ nổi cáu mà không có nguyên nhân gì rõ ràng, nhiều khi người bệnh có những hành vi khác thường như bất chợt muốn làm một việc gì đó mà trước đó chưa bao giờ làm. Hoặc bỏ quên nhưng thói quen đã làm nhiều năm như tập thể dục, xem phim, đi dạo…
Chán ăn, ăn không ngon: Nhìn chung bệnh nhân đái tháo đường thường ăn nhiều, nhưng các bệnh nhân đái tháo đường bị trầm cảm lại ăn ít do ăn mất ngon. Vì thế họ thường là những người gầy. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân đái đường tuýp 2 ăn rất nhiều và béo phì.
Suy giảm trí nhớ: Bệnh nhân rất khó tập trung chú ý lâu vào một việc gì đó. Do vậy, họ thường không xem hết được một chương trình tivi, không đọc xong một bài báo… Mặt khác, các bệnh nhân này có trí nhớ kém thường nói trước quên sau, nhầm lẫn các sự việc, sự kiện với nhau. Họ hay quên đồ đạc, quên những việc cần phải làm.
Ý định và hành vi tự sát: Ý định tự sát khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Do bi quan, chán nản cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân muốn chết để kết thúc. Tuy nhiên, hành vi tự sát lại hiếm gặp hơn rất nhiều, nghĩa là bệnh nhân đái tháo đường ít khi tự sát.
Để không quá muộn
Theo bác sỹ Cường: Để điều trị bệnh trầm cảm kết hợp với bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình.
Thay đổi lối sống: Để điều trị thành công, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, bạn nên có chế độ luyện tập để có được một giấc ngủ ngon ban đêm. Hoạt động thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Hãy thử đi bộ quanh khu phố với người bạn một tuần 1, 2 buổi và sau đó tăng số buổi đi bộ lên hầu hết các ngày trong tuần.
Chia sẻ công việc, không tuyệt vọng: Nếu như những công việc ở nhà hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp. Đừng để áp lực công việc lại biến nguy cơ trầm cảm của bạn trầm trọng thêm. Có thể bạn cảm thấy tuyệt vọng ngay trong quá trình điều trị vì cảm thấy dường như không bao giờ bệnh có thể tốt hơn được. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho triệu chứng tình trạng bệnh hiện nay của bạn tồi tệ. Hãy tự cho mình thêm thời gian và chăm chỉ điều trị, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Một số loại thuốc trợ giúp: Người bệnh sẽ có sự trợ giúp của bác sỹ, vì vậy việc dùng thuốc cũng cần được kê đơn một cách cụ thể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa trầm cảm ít tác dụng phụ có thể tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Theo Tạ Hương (Sức khỏe gia đình)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ