RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
BSCKII. Bùi Lưu Hưng
Ngày 28/8/2024, Trung tâm y tế Quận Thanh Xuân đã tổ chức 2 lớp tập huấn cách quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại gia đình và cộng đồng cho gia đình người bệnh của 11 phường thuộc Quận Thanh xuân, nhằm tạo cơ hội cho người bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót lại đạt được mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hoà nhập cùng gia đình, cộng đồng.
Như chúng ta biết, đặc điểm người bệnh tâm thần thường mặc cảm, xấu hổ, phủ định không cho rằng mình có bệnh cho nên không hợp tác điều trị, bên cạnh đó gia đình người bệnh có tâm lý dấu bệnh lo sợ bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử. Vì vậy người bị bệnh tâm thần bị chậm trễ trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên khoa tâm thần trung bình 2-3 năm, bỏ lỡ “thời gian vàng” để giúp người bệnh nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.
Qua lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phòng chống bệnh tâm thần, gia đình người bệnh đã được BSCKII. Bùi Lưu Hưng, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, thảo luận và tập trung giải đáp vào một số nội dung cụ thể:
- Tuân thủ chế độ điều trị để tránh nguy cơ tái phát bệnh và chú ý xử trí những hành vi cần quan tâm trên người bệnh tâm thần như hung hăng, bạo lực, lú lẫn, kích động, tự sát.
- Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tâm thần tái phát, như: rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, suy nghĩ không bình thường, khó hiểu, cảm giác bất an, thờ ơ hoặc dễ tức giận, lười vệ sinh cá nhân, xa lánh, thu mình khỏi xã hội, mất hứng thú với những thứ đã từng yêu thích; xuất hiện ảo giác, hoang tưởng,..
- Hướng dẫn cách phục hồi những thói quen trong sinh hoạt của người bệnh, đó là những kỹ năng sống như: ăn uống lành mạnh đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe người bệnh; vệ sinh cá nhân, khuyến khích người bệnh làm những việc đúng cách họ đã làm như trước khi mắc bệnh: tắm rửa, tự vệ sinh cá nhân; chỉ dẫn người bệnh mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ như trước khi bị bệnh;
- Hướng dẫn cách phục hồi chức năng lao động cho người bệnh, huy động mọi khả năng hoạt động tâm thần của người bệnh để tạo ra các sản phẩm làm ra ngày một tốt hơn. Thông qua lao động giúp cho người bệnh gắn bó với người thân, với xã hội bớt mặc cảm, tự ti, cảm nhận được sự có ích của bản thân và dần quên đi cảm giác khó chịu do ảo giác, hoang tưởng gây ra, bớt suy nghĩ miên man, lo lắng về bệnh tật.
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023