RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Một số hình thái lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với động kinh cơn lớn
<span 1.6em;\"="">Động kinh có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau. Động kinh cơn lớn cần được chẩn đoán phân biệt với các cơn co giật do nhiều nguyên nhân, ở nhiều chuyên khoa khác nhau (thần kinh, tâm thần, nhi khoa, nội tiết, sản khoa).
1/. Cơn co giật phân ly:
Xảy ra ở người trẻ tuổi, có nhân cách nghệ sỹ yếu ( thường là nữ, với hoạt động cảm xúc tăng, do hoạt động lý trí suy yếu, tính ám thị tăng). Cơn xảy ra có tác động của sang chấn tâm lý hay hoàn cảnh ám thị (có sự chú ý của người xung quanh). Bệnh nhân có ý thức tránh né nguy hiểm, chọn chỗ ngã, không có thương tích cơ thể.
• Thường là cơn giãy giụa lung tung
• Cơn có thể thay đổi, khác nhau giữa các cơn do tác động của ám thị
• Không kèm theo mất ý thức
• Cơn tái phát, dài hay ngắn tùy thuộc vào hoàn cảnh tâm lý.
• Không có các rối loạn thần kinh thực vật.
• Sau cơn bệnh nhân tỉnh, nhớ được chi tiết bệnh nhân xảy ra trong cơn.
• Cắt cơn bằng liệu pháp tâm lý (ám thị)
2/. Cơn co giật trong hạ đường huyết.
Do dùng insulin liều cao quá, do tổn thương các tuyến nội tiết, tuyến tụy ..có vai trò điều hòa glucose máu.
• Cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi.
• Co giật: có thể co giật toàn thân hay nửa người.
• Hôn mê; tiếp theo sau cơn co giật.
• Liệt: xảy ra cùng với hôn mê, có thể là liệt một chi, liệt nửa người, liệt mặt, liệt tạm thời trong chốc lát rồi phục hồi hoàn toàn.
• Triệu chứng thần kinh thực vật: da tái nhợt, vã mồ hôi, thở nhanh nông, mạch nhanh…
Xét nghiệm: Glucose máu giảm dưới 50mg% là xét nghiệm có ý nghĩa quyết định chẩn đoán. Glucose dịch não tủy cũng có thể hạ.
Điều trị : Uống, truyền glucose có hiệu quả ngay nếu điều trị kịp thời.
3/. Co giật do hạ canxi máu.
Bệnh tetani là tình trạng tăng kích thích thần kinh cơn do hạ canxi máu. Thường gặp ở những trẻ em bị bệnh còi xương, người bị thiểu năng giáp trạng, tình trạng kiềm máu.
Co giật toàn thân, bệnh nhân ở tư thế tay gấp lại chân duỗi cong,..
Cơn co giật thắt thanh quản làm cho bệnh nhân tím tái, kéo dài có thể gây tử vong.
Các dấu hiệu kích thích cơ và thần kinh:
• Dấu hiệu chvoslek: có giá trị với trẻ < 2 tuổi. Gõ và một điểm ở giữa đương từ lỗ tai đến mép -> môi co lại.
• Dấu hiệu trosau: buộc dây cao su vào cẳng tay một vài phút, bàn tay sẽ chụm lại như bàn tay người đỡ đẻ.
• Dấu hiệu lust: Gõ vào vùng tương ứng với đầu dưới xương mác bàn chân sẽ giật nhẹ.
Xét nghiệm: Canxi máu < 70mg%. Dự trữ kiềm trên 60 thể tích. Điện tâm đồ QT kéo dài.
Điều trị: Dùng chế phẩm canxi có hiệu quả.
4/. Co giật do sốt cao.
• Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
• Sốt cao trên 39 độ C, nhất là sốt đột ngột.
• Thường là cơn co giật toàn thân.
• Có thể có rối loạn ý thức kiểu sảng: trẻ hoảng hốt, mắt nhìn ngơ ngác sợ hãi, nói ú ớ, ôm chặt lấy bố mẹ.
• Không thấy dấu hiệu của các bệnh tổn thương khác (nếu nghi ngờ bệnh thực tổn cần dò chọc dịch não tủy...)
• Xử trí hạ sốt bằng chườm lạnh, thuốc hạ nhiệt có hiệu quả.
5/. Cơn sản giật.
Có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi có thai 20 tuần và đến tận 6 tháng khi đẻ.
Thường gặp ở người con so, đa thai, cao huyết áp mãn tính, đái tháo đường, rối loạn tự miễn,….Nguyên nhân chưa rõ ràng, có thể là nguyên nhân miễn dịch.
Tiền sản giật:
• Tăng huyết áp: tăng ít nhất 30mmhg tâm th; 15mmhg tâm trương.
• Protein niệu: 0,3 g/24h.
• Phù: tăng 2250g/tuần.
Cơn co giật với 4 giai đoạn điển hình:
• Giai đoạn xâm nhiễm; có rung cơ, xuất hiện đầu tiên ở mặt gây co giật nhẹ ở mặt rồi lan ra chi trên.
• Giai đoạn co cứng: các cơ toàn thân bị co cứng gây tím tái, có thể gây ngừng thở tạm thời.
• Giai đoạn co giật: co giật toàn thân liên tiếp.
• Giai đoạn hôn mê: mức độ hôn mê tùy mức độ bệnh, nhiễm độc.
Xét nghiệm: Protein niệu, lượng nước tiểu 24h, Ure máu, Huyết áp.
6/. Một số nguyên nhân khác có thể gây co giật.
Dừng đột ngột các thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thản (ở các bệnh nhân đang dùng liều cao kéo dài), thiếu vitamin B6...
BS Trần thị Hồng Thu (ST)
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương