RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Những điều cần biết về trầm cảm sau sinh
Sau 9 tháng “mang nặng đẻ đau”, tỉ lệ các bà mẹ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh cao và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là một căn bệnh mà phần lớn nghĩ rằng đó chỉ là những cảm xúc nhất thời sau sinh, nên vô tình đã bỏ qua và đôi khi để lại những hậu quả không đáng có. Vì vậy, bạn và người thân nên tìm hiểu về các triệu chứng và hậu quả của hiện tượng trầm cảm sau sinh để biết mình có nằm trong số đó hay không nhé. Việc phát hiện và được hỗ trợ kịp thời sẽ giúp ban mau lành bệnh và tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Cùng với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, chúng ta ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề và áp lực công việc ngày càng gia tăng trong cuộc sống. Giai đoạn mang thai và sinh con khiến người phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn. Bệnh trầm cảm sau sinh vì thế có xu hướng tăng và phổ biến hơn.
Trầm cảm sau sinh là bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về tinh thần lẫn thể chất, xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản. Triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh, có thể xảy ra sau bất cứ lần sinh nào, không chỉ có ở đứa con đầu, có thể tự giảm dần trong một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài.
Trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ hoặc ở mức độ nguy hiểm như có ý tưởng muốn tự sát hoặc những hành động làm chết chính con mình. Trầm cảm sau sinh dễ làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn, và nếu không điều trị, các triệu chứng có thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả năm.
Triệu chứng
Làm sao để nhận biết một bà mẹ đang mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh? Thông thường sau sinh bạn sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: mệt mỏi, kiệt sức…song bao giờ cũng là niềm vui khi nhìn thấy em bé đã ra đời an toàn và khỏe mạnh. Diễn biến của những ngày tiếp theo sau sinh sẽ là một chuỗi những thay đổi về cả thể chất, tinh thần cũng như thói quen sinh hoạt, nhưng phần lớn đều cảm thấy hài lòng và mệt mỏi tiêu tan khi thấy thiên thần của mình ngày một lớn khôn. Nhưng có một tỉ lệ nhất định các bà mẹ mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh. Họ thường có những hành động và suy nghĩ tiêu cực khiến những người thân bên cạnh rất lo lắng, bối rối và căng thẳng, nhiều khi không biết đó là bệnh thật hay chỉ là những cử chỉ “mè nheo, làm nũng” sau sinh?. Tuy nhiên nếu bạn thấy các hiện tượng sau đây kéo dài trên hai tuần thì nên nghĩ đến hiện tượng trầm cảm sau sinh.
- Cảm thấy buồn không rõ nguyên nhân. Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng. Khóc nhiều.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, ngủ lơ mơ, gặp ác mộng…
- Luôn ở trạng thái trì trệ, không hứng thú với bất kỳ công việc gì, không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả chăm sóc con
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác kiệt sức
- Không có cảm giác ăn ngon miệng.
- Luôn có cảm giác mặc cảm, tự ti, thấy mình vô dụng và có lỗi, một số nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng thậm chí có cả ảo giác.
- Căng thẳng nội tâm, lo sợ, mạch nhanh…
- Thiếu quyết đoán và giảm tập trung, không thể đưa ra các quyết định.
- Suy nghĩ đến cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh; với các trường hợp tái diễn, 15% tự sát .
- Không thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm sóc cho em bé.
- Sợ hãi khi ở một mình cùng con.
- Có những cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực về con, thậm chí có suy nghĩ đến việc làm tổn hại chính con mình. Tuy những xúc cảm này là đáng sợ nhưng hầu hết họ sẽ không thực hiện.
- Lo lắng quá nhiều về bé hoặc tỏ ra không đoái hoài gì đến bé.
Hậu quả
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cả mẹ, bé và người thân, đặc biệt là người chồng trong gia đình.
- Ảnh hưởng đến mẹ: Tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, với các biểu hiện như luôn cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo( hoang tưởng nghi bệnh), buồn rầu và hay khóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không làm chủ được bản thân, có những lời nói hay hành vi thô bạo, xúc phạm tới người xung quanh. Thậm chí, nhiều người mẹ còn không quan tâm tới con của mình, bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại con hoặc tự sát. Bên cạnh đó, việc trầm cảm kéo dài làm rối loạn hệ thống nội tiết cho cơ thể, có thể khiến cho người mẹ mất sữa, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ cao về các chứng bệnh tim mạch và tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến con: Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ chịu nhiều tác động không tốt cho sự phát triển tinh thần và trí tuệ như:
+ Trẻ có xu hướng có những cảm xúc và hành vi bất thường như dễ bị kích động, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi cáu, tăng động…
+ Chậm trong việc phát triển nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những trẻ khác, khó khăn trong học tập, hạn chế kỹ năng về toán học, chỉ số IQ thấp hơn...
+ Khó khăn trong các mối quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ thường thu rút những mối quan hệ xã hội hoặc có những cách cư xử bất bình thường, dễ mắc bệnh tự kỷ
+ Trẻ có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, thụ động hơn những trẻ khác, thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
- Ảnh hưởng đến gia đình và người thân: Gia đình có người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường rất căng thẳng, người chồng luôn ở tình trạng bối rối, hoang mang mặc dù đã cố gắng và thay đổi nhiều khi vợ sinh con. Nhiều ông chồng thì lại tặc lưỡi “mặc kệ” khiến cho tình trạng bị bệnh của vợ càng trầm trọng hơn. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình bạn về sau nếu tình trạng trầm cảm sau sinh không được giải quyết sớm.
Bạn thân mến, hiện nay bệnh trầm cảm sau sinh đã và đang được đề cập và quan tâm rất nhiều. Do vậy, nếu bạn không may bị trầm cảm sau sinh thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ có hướng điều trị tùy theo mức độ và biểu hiện của bạn. Hãy mạnh dạn đến gặp bác sĩ và chia sẻ, họ sẽ giúp bạn vượt qua một cách nhẹ nhàng.
Chúc các bạn luôn lạc quan, tự tin vào chính mình để làm tốt thiên chức làm mẹ! Hãy tin rằng bạn sẽ làm được và mọi việc rồi sẽ ổn thôi.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ