RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân cũng như giả thuyết về việc dẫn tới trầm cảm sau sinh. Bệnh có thể do một nguyên nhân, hoặc là sự tổng hợp từ nhiều nguyên nhân : các yếu tố tâm lý, sinh học và xã hội.
1.Các nguyên nhân sinh học-di truyền:
- Việc thay đổi các hooc-môn sinh dục( estrogen và progesterol) sau khi đẻ tác động vào cơ chế điều hòa cảm xúc làm tăng cảm giác mệt mỏi, buồn chán.
- Việc sụt giảm trọng lượng kèm với việc chảy máu khi sinh làm ảnh hưởng tới hệ tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, việc căng thẳng và đau đớn khi sinh làm tăng adrenalin- một chất hóa học trong máu làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và căng thẳng.
- Cơ thể người mẹ thiếu một số chất do việc kiêng khem trong và sau thai kỳ (VD như sắt, các vitamin nhóm B, omega-3 …). Thói quen trong việc sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích, các chất gây nghiện.
- Gia đình hoặc bản thân người mẹ bị mắc trầm cảm hoặc những rối loạn cảm xúc.
- Thai phụ mắc trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Mất ngủ/ thiếu ngủ( đây vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của bệnh, làm trầm trọng thêm bệnh)
2.Các nguyên nhân do tâm lý- xã hội:
- Mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.
- Quá lo lắng trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, mang thai quá sớm)
- Sinh khó/con chết/ con mắc bệnh.
- Thiếu sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh.
- Gặp khó khăn trong việc cho con bú, chăm sóc khi con ốm.
- Phải tự mình chăm sóc con ban đêm mà không có sự trợ giúp nào(đặc biệt nếu trẻ hay khóc đêm)
- Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh (mọi người chỉ quan tâm đến bé mà ít hỏi han tới mẹ). Đối với người chồng, cũng có thể mắc trầm cảm sau sinh khi mà người vợ vì chăm lo cho đứa trẻ mà ít quan tâm đến mình, dẫn tới sự cô đơn và trầm cảm.
- Lo sợ về tài chính cho bản thân và đứa con, lo sợ về việc mất việc làm khi sinh con.
- Có con ngoài giá thú, mang thai ngoài ý muốn, không biết bản thân mình có thai.
- Không được phép chăm sóc con, không được nhìn mặt con.
Trên đây là những nội dung sơ lược nhất về biểu hiện và nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Nếu bản thân bạn hay người thân của bạn có những dấu hiệu trên, hãy mạnh dạn tới gặp bác sỹ. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng. trong bài tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh, cũng như những bài tập giúp bạn chiến thắng trầm cảm.
Chúc bạn và con bạn luôn khỏe.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương