RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Coi chừng bệnh rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên
VOV.VN - Mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhân, trong đó độ tuổi thanh niên chiếm không nhỏ đến chữa bệnh và tư vấn tại Viện Sức khỏe tâm thần.
Trong một xã hội đang hiện đại hoá với nhịp sống tăng nhanh đã gây ra những áp lực quá lớn khiến cho trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần ngày càng nhiều...
Tại Viện Sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội mới đầu giờ sáng đã có khá nhiều người đến khám, trong số đó, thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ không nhỏ. Tại phòng khám trắc nghiệm, S (ở Thái Nguyên) tỏ ra khá quen thuộc với những bài test của bác sĩ.
S cho biết, em bị bệnh về tâm thần từ năm lớp 7 nhưng mãi đến lớp 9 mới phát hiện ra bệnh, lúc đó bệnh đã khá nặng nên phải nghỉ học.
S kể: “Có những lúc em đang tỉnh táo bỗng tự nhiên bị ngây người ra, “ngu đi” cứ như máu không lên não. Khi mới bị bệnh, em thường cảm thấy ghét mọi người trong gia đình, không muốn nói chuyện với bạn bè, người thân, giống như bị trầm cảm”.
Gia đình S đã đưa em đi chữa bệnh ở Thái Nguyên nhưng mãi không khỏi mà bệnh ngày càng nặng, đành đưa về Hà Nội để khám tại Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay đã được 6 năm, bệnh đang dần thuyên giảm nhưng em vẫn phải thường xuyên đến đây để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngồi cách S không xa là em H với dáng người gầy gò, mệt mỏi đang cùng mẹ đợi khám bệnh. Chị M, mẹ của H chia sẻ: Năm nay H học lớp 10, nhưng không hiểu sao từ sau Tết đến nay em thường xuyên có những biểu hiện như mất trí, lúc nhớ lúc quên, học hành sa sút nghiêm trọng. H thường xuyên kêu mệt mỏi không muốn đi học, nên chị phải đưa con đến khám.
PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội cho biết: Trong guồng sống chóng mặt hiện nay, con người phải đối mặt với quá nhiều áp lực từ cuộc sống, nên ngày càng có nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mỗi ngày Viện khám, chữa bệnh và tư vấn cho khoảng 200 bệnh nhân, trong đó độ tuổi thanh niên chiếm không nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: do môi trường từ gia đình hoặc xã hội, do thay đổi về thể chất, do ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn… đặc biệt đối với những người lao động trí óc.
Theo nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ” của nhóm tác giả: PGS.TS Đặng Hoàng Minh, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN (chủ biên); Ths Nguyễn Cao Minh, Phòng Tâm lý học lâm sàng, Viện Tâm lý học, có từ 12 - 13% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6 - 16), tức là có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc có những biểu hiện về sức khỏe tâm thần một cách rõ rệt.
TS Ngô Thanh Hồi, cho biết, dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội” là dự án hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với trường Đại học Melbourne (Australia).
Thực tế những năm gần đây, rất nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần đang gia tăng như stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, học sinh tự sát trong trường học, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể...
Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh tại Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy, trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh trong độ tuổi 10 - 16, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46 %.
Tâm lý học sinh hiện nay phát triển phức tạp, các em dễ bị dao động, lung lay trước các giá trị sống, biến động từ gia đình đến xã hội, trong khi các em không có cơ hội trang bị đủ kiến thức cần thiết về tâm lý.
Một số chuyên gia tâm lý phân tích nguyên nhân của căn bệnh rối loạn tâm thần có thể từ các yếu tố di truyền, tổn thương hệ thần kinh Trung ương đến ảnh hưởng từ môi trường như bị bạo hành, bị thảm họa, mất người thân, cho đến sự bao bọc, nuông chiều thái quá của những người xung quanh...
Khi gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu rối loạn tâm thần cần phải đưa đi điều trị sớm, rút ngắn được thời gian điều trị và khả năng khỏi bệnh cao. Trong chăm sóc và điều trị bệnh cần kết hợp liệu pháp hóa dược và phương pháp trị liệu tâm lý để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập với cuộc sống.
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn nhiều người bệnh chưa được phát hiện, chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đúng. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, mất sức lao động, làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội./.
Hoàng Dũng/Báo VOV
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương