RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2017 là trầm cảm
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng và mất quan tâm đến các hoạt động mà chúng ta thường làm hang ngày, kèm theo không có khả năng để thực hiện các hoạt động đó trong ít nhất hai tuần lễ. Ngoài ra, những người bị trầm cảm thường có một số triệu chứng sau đây: sút cân; có sự thay đổi về cảm giác thèm ăn; ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn; cảm giác lo lắng; giảm tập trung; lưỡng lự; bồn chồn; cảm giác vô dụng, tội lỗi, hoặc tuyệt vọng; và có suy nghĩ tự hại bản thân hoặc tự sát.
Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng ngày càng được nâng cao, người dân đã tìm hiểu và đến khám, điều trị trầm cảm ngày càng nhiều.
Nhận biết và giúp đỡ người bệnh trầm cảm
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm là người bệnh có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn mệt mỏi, không muốn làm việc gì, cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng, mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, giận dữ, giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày, giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều, nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Ngoài ra, trầm cảm còn biểu hiện bằng đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…
Trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở tất cả các nước. Trầm cảm gây ra nỗi đau đớn về tinh thần và tác động vào khả năng thực hiện (ngay cả) những công việc đơn giản hàng ngày, đôi khi hậu quả của trầm cảm tàn phá các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và khả năng để kiếm sống của họ. Tồi tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, và hiện tại trầm cảm là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở tuổi 15 - 29.
Tuy nhiên, trầm cảm có thể ngăn ngừa được và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Một sự hiểu biết tốt hơn về các biểu hiện trầm cảm, và làm thế nào có thể ngăn ngừa và điều trị trầm cảm, sẽ giúp giảm kỳ thị của cộng đồng liên quan với tình trạng này, và tìm kiếm sự giúp đỡ của nhiều người xung quanh.
Mục tiêu chung của chiến dịch năm nay, bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 2016, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới, có nhiều người đang bị trầm cảm, ở tất cả các nước, hãy tìm kiếm và giúp đỡ họ.
Cụ thể hơn, WHO đang hướng tới đạt được những điều sau đây:
Công chúng nói chung được thông tin tốt hơn về trầm cảm, hiểu được nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra do trầm cảm, bao gồm cả tự tử, và những trợ giúp có thể có để phòng ngừa và điều trị;
Người bị trầm cảm hãy tìm sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Thông điệp bao quát
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, ở tất cả các quốc gia.
- Nguy cơ trầm cảm tăng do nghèo đói, thất nghiệp, sau cái chết của người than hay một mối quan hệ bị đổ vỡ, bệnh lý và các vấn đề gây ra bởi rượu và sử dụng ma túy. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới 2 lần. Ở phụ nữ, sự thay đổi hormone ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
- Trầm cảm gây ra nỗi đau đớn về tinh thần và có thể ảnh hưởng đến khả năng để thực hiện ngay cả những công việc đơn giản hàng ngày, đôi khi gây hậu quả tàn phá đối với các mối quan hệ với gia đình và bạn bè.
- Trầm cảm không được điều trị có thể hạn chế khả năng làm việc và tham gia vào các hoạt động của gia đình và cộng đồng nơi đang sống và làm việc.
- Tồi tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
- Trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị có hiệu quả. Điều trị thường liên quan đến sử dụng liệu pháp nói chuyện hoặc dùng thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả hai.
- Vượt qua sự kỳ thị của cộng đồng, người đang bị trầm cảm sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.
- Hãy nói chuyện với những người mà bạn tin tưởng, điều đó có thể là bước đầu tiên hướng tới phục hồi sự suy thoái về tinh thần./.
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023