RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Cảnh giác với nghiện game online
Một thanh niên đã tốt nghiệp đại học, con của một nhà văn khá nổi tiếng vừa phải vào Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) điều trị tâm thần vì nghiện game online.
Thiên tài trở thành “thiên tai”
Bệnh nhân tên là Nguyễn Tuấn Anh, từ nhỏ vốn là cậu bé thông minh, ngoan ngoãn, học giỏi. Chỉ số IQ của Tuấn Anh là 125 nên không chỉ học giỏi mà chơi game cũng rất tài. Từ trò chơi điện tử đơn giản trước đây, rồi game vi tính hiện nay, lúc nào cậu cũng là người chiến thắng. Ban đầu, Tuấn Anh chơi game chỉ để giải trí, sau đó chơi ăn tiền và kiếm tiền rất giỏi từ game online.
Cũng từ ngày nghiện game, Tuấn Anh toàn quan hệ với đám bạn bè, kiếm tiền nhanh như chớp nhưng tiêu tiền còn hơn công tử Bạc Liêu. Từ đứa bé không biết uống rượu, hút thuốc, giờ Tuấn Anh vừa nghiện game, nghiện cờ bạc và cả nghiện ma túy.
Bố mẹ đã làm đủ cách, nhưng không thể kéo con ra khỏi những thứ mê muội đó. Thậm chí, người mẹ đã gọi công an đến bắt con đi trại cai nghiện nhưng ông bố không đồng tình. Ông sợ con phải vào tù nên tìm mọi cách để níu kéo, trong đó có việc gửi con vào bệnh viện tâm thần để điều trị chứng nghiện game online.
Cũng là nghiện game online, Phan Thanh Việt, cựu sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã từng chơi game trong suốt 5 năm học đại học cho đến khi đi làm tại một viện nghiên cứu mà bố mẹ không hay biết. Chỉ đến khi Việt bỏ làm, trốn nhà đi chơi game online bố mẹ mới phát hoảng.
Họ làm đủ cách, khuyên nhủ, trò chuyện, đưa con đi picnic... nhưng chẳng ăn thua gì. Hiện giờ Việt “ăn ngủ cùng game online”, chơi mệt thì ăn, ăn xong lại chơi. Càng ngày Việt càng trở nên lặng lẽ, không muốn nói chuyện với bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Sức khỏe của Việt giảm sút trầm trọng, người trở nên xanh xao, sống trầm lặng như một chiếc bóng trong nhà.
Khi đã nghiện, khuyên nhủ là vô giá trị
Theo BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, ranh giới giữa việc chơi game và nghiện game hết sức mong manh. Bản thân trò chơi game online là giải trí nhưng lại mang tính kích thích rất mạnh vì có thi đấu, cạnh tranh, có thưởng.
Nguy hiểm của game online ở chỗ nó cứ cuốn người chơi càng ngày càng sâu thêm. Con bệnh nào cũng vậy, mới đầu chỉ xác định là chơi giải trí, chơi ít nhưng khi đã chơi thì không thể dừng lại được.
Trò chơi này đặc biệt nguy hiểm với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trẻ con về mặt tâm lý chưa hoàn thiện, nhận thức chưa đầy đủ vì thế rất dễ nhiễm bệnh này. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm, loạn thần...
Theo BS Tuấn, khi chơi game đến mức độ thành nghiện, trở thành bệnh lý thì sự khuyên nhủ của người thân là vô giá trị. Chữa trị bệnh nghiện game online rất kỳ công, đòi hỏi nhiều thời gian và sự hợp tác đồng thuận từ gia đình, người thân.
Nguyên nhân của bệnh nghiện game online phần lớn là do tập nhiễm. Thời gian tập nhiễm càng lâu, việc chữa trị càng khó. Nếu từ bé, trẻ nhìn thấy bố hay mẹ tham gia các trò chơi trúng thưởng, sẽ tác động vào ý nghĩ của trẻ rằng, vui chơi có thưởng là một sở thích, một việc làm tốt. Khi đã nhiễm phải ý nghĩ này, nếu lớn lên các em lại nghiện game online, nghiện các trò chơi thắng thua thì việc chữa trị vô cùng khó.
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Theo Lâm Vũ (Gia đình)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương