RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Bệnh viện tâm thần ban ngày - mô hình hiệu quả, tiết kiệm
Nửa năm nay, sáng nào anh Bình cũng đưa bố đến Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) để điều trị, 4 giờ chiều lại đón về. Phương pháp chữa bệnh này đã giúp bệnh tình của bố anh thuyên giảm rõ rệt, có lẽ vì ông cụ tránh được cảm giác bị cách ly và được chăm sóc chu đáo hơn.
Trên thế giới mô hình bệnh viện tâm thần ban ngày (bán trú) rất phổ biến. Đặc điểm của bệnh viện là hàng ngày, bệnh nhân sẽ được người nhà đưa đến để các bác sĩ chăm sóc, tham gia các hình thức lao động liệu pháp, âm nhạc trị liệu, sinh hoạt, vui chơi... chiều lại đón về. Nếu bị bệnh nhẹ, hằng ngày bệnh nhân chỉ phải đến một lần để các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và cho thuốc rồi về ngay.
Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương là nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hiện áp dụng mô hình này, nhằm khuyến khích tối đa sự cộng tác điều trị của ba bên: bác sĩ - bệnh nhân - gia đình. Bệnh viện có 50 giường và đang trong tình trạng quá tải khoảng 10% do nhu cầu điều trị ngày càng tăng
Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, nói: "Tham gia hình thức này, người bệnh được điều trị bằng chuyên môn nhưng không bị tách khỏi gia đình, duy trì được mối quan hệ với cộng đồng nên có thể nhanh chóng vượt qua những sang chấn tâm lý, cơ hội thuyên giảm hoặc khỏi hẳn bệnh cao hơn. Xét về khía cạnh xã hội, cách điều trị này cũng thể hiện tình người nhiều hơn. Với bệnh tâm thần, yếu tố này đặc biệt quan trọng".
Theo bác sĩ Lan, nhìn chung quan niệm của người dân về chuyện trong nhà có người bị tâm thần còn nặng nề, đồng thời không có kinh nghiệm đối phó trước những cơn tâm thần tái phát hoặc quá mệt mỏi, bất lực trước sự phá phách của bệnh nhân nên thường đưa họ vào sống nội trú tại bệnh viện.
Theo khảo sát, hiện có khoảng 18-20% dân số Việt Nam mắc các chứng bệnh tâm thần và có nguy cơ ngày càng gia tăng. Nói chung chỉ những người bệnh đã khá nặng mới được đưa đến bệnh viện, tuy vậy vẫn khiến cho hệ thống các cơ sở điều trị tâm thần bị quá tải. Theo tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai (Hà Nội), nhiều năm nay Viện thường xuyên trong tình trạng quá tải ít nhất 10%. Bệnh viện tâm thần bán trú sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện nội trú hiện nay.
Ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết: "Nhu cầu về các trung tâm điều trị tâm thần hiện rất lớn. Xu hướng tương lai là phát triển đa dạng các mô hình, trong đó có bệnh viện ban ngày để thích ứng với nhiều mức độ và điều kiện của bệnh nhân tâm thần".
Mô hình bệnh viện ban ngày còn tiết kiệm khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng/giường mỗi năm, do không cần trả tiền trực đêm, tiền ăn uống của bệnh nhân và tiền may trang phục bệnh viện... Chi phí một năm cho một giường bệnh bán trú là 13-15 triệu đồng, so với 17-20 triệu đồng khi bệnh nhân phải ở nội trú.
Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi mô hình bệnh viện tâm thần ban ngày còn gặp không ít khó khăn. Theo ông Hải, mô hình này được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới vì các nước này có điều kiện tốt về phương tiện giao thông, kinh tế, thuận lợi cho việc hàng ngày đưa đón bệnh nhân. Mặt khác, nhận thức của người dân về bệnh tâm thần đúng mức hơn nên việc hàng ngày xuất hiện ở bệnh viện tâm thần được nhìn nhận như chuyện bình thường. Ở Việt Nam, các yếu tố này còn thiếu nên mặc dù được đánh giá là một mô hình hiệu quả, đến nay loại hình này vẫn còn hạn chế.
Hiện mỗi ngày có khoảng gần 70 bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Mai Hương điều trị bán trú giống như gia đình anh Bình. Có những bệnh nhân sau một thời gian điều trị đã có thể tự bắt xe buýt đến bệnh viện lấy thuốc. Anh Bình nói: "May mắn cho gia đình tôi, vì bệnh viện gần nhà nên việc đưa đi, đón về hàng ngày thuận tiện. Tôi biết nhiều người mắc bệnh tương tự nhưng vì ở quá xa nên dù muốn cũng không thể áp dụng cách điều trị này. Giá như có nhiều bệnh viện, trung tâm như vậy thì tốt hơn".
Theo vnexpress.net
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023