RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
50% giới trí thức có nguy cơ mắc bệnh tâm thần?
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tâm thần cho giới công chức là stress trong công việc. Áp lực đó dẫn đến căng thẳng kéo dài, khiến tâm trí họ hoảng loạn, bất an và lâu ngày thành bệnh.
Trong những năm gần đây, khi tỉ lệ mắc bệnh tâm thần nội sinh (yếu tố di truyền) ngày một giảm, chỉ chiếm vài phần trăm thì tỉ lệ mắc bệnh tâm thần do những yếu tố ngoại sinh (yếu tố bên ngoài) ngày một gia tăng, chiếm tỉ lệ lên tới trên 50%. Trong số đó người mắc bệnh phần nhiều là giới trí thức và thanh niên.
Những kiểu "điên” của công chức
Có mặt tại Khoa Lâm sàng thuộc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, nhìn lên tấm bảng trắng theo dõi bệnh nhân, có thể thấy gần 100% số bệnh nhân trong độ tuổi từ 21-45. Những trường hợp này đa phần đều giữ những vị trí quan trọng trong cơ quan, những người đang trong quá trình phấn đấu nhưng gặp phải quá nhiều áp lực trong cuộc sống cũng như công việc. Như trường hợp chị Nguyễn Thị H, 31 tuổi, hiện đang là Phó hiệu trưởng một trường mầm non nổi tiếng cũng phải tìm đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương vì chứng lo lắng, hoảng sợ khiến chị không thể tập trung làm việc. Nguyên nhân cũng chỉ vì đặc thù công việc, chồng chị là cảnh sát hình sự luôn phải đi đánh án, cùng với đó, mẹ chồng lại mắc bệnh ung thư, nên lúc nào chị cũng lo sợ người thân của mình chết. Đây là một trong những bệnh rối loạn cảm xúc.
Bác sĩ Bế Thị Hiển cho biết, hiện nay trong đời sống có nhiều hành vi bị liệt vào chứng tâm thần nhưng ít ai để ý. Chẳng hạn như một số phụ nữ đã nghiện mua sắm một cách thái quá. Như chị M.H, hướng dẫn viên của một công ty du lịch, có một giai đoạn mắc bệnh cuồng mua sắm. Ngày nào M.H cũng vào siêu thị mua sắm hết khoảng 10 triệu đồng, nếu không chẳng thể nào chịu được. Mua sắm nhiều đến nỗi phải thuê cả ôtô tải chở đồ về nhà chất hàng đống mà không hề dùng đến. Ngày hôm sau chị lại tiếp tục đi mua sắm, đến mức nhiều người nói đùa rằng chị cứ đi đến đâu là kinh tế ở đó tăng trưởng. Kết cục, người nhà hoảng quá phải đưa M.H đi bệnh viện.
Mỗi trường hợp đến với bác sĩ Hiển là một hoàn cảnh khác nhau, có người bị bệnh do áp lực công việc, có người do những cú sốc đổ vỡ hôn nhân, tình cảm gia đình, như trường hợp một bệnh nhân mà bác sĩ Hiển không muốn nói tên. Đó là trường hợp một người phụ nữ đã vào tuổi ngũ tuần, được gia đình đưa đến Bệnh viện tâm thần Mai Hương vì không hiểu tại sao tự dưng bà không nói năng gì, trong suốt hai năm gần đây. Lúc nào bà cũng buồn rầu và ủ rũ. Khi đến gặp bác sĩ, được đưa vào phòng thiền, người phụ nữ chỉ khóc, bà khóc ròng rã hai ngày trời. Rồi đến ngày thứ ba khi bà thấy sự chân thành của các bác sĩ bên cạnh trong suốt hai ngày liền thì bà đã nói ra. Một bi kịch được bà tái hiện lại, khiến cho người nghe phải bàng hoàng. Bà vẫn tự hào về người chồng phong độ, nền nếp, cho đến một buổi chiều, khi bà về nhà sớm, phát hiện chồng mình đang ở trên giường với một người phụ nữ khác, mà người đó lại chính là con dâu của ông bà. Đối với trường hợp của bà T, thật khó để đưa ra ý kiến tư vấn hay liệu pháp tâm lý. Nhưng bác sĩ Hiển đã kiên nhẫn và chân thành nói chuyện hàng ngày với bà, dần dần bà đã trở lại cuộc sống bình thường và trong tâm bà đã thanh thản hơn.
Chính người nhà khiến bệnh nhân thành "điên”
Tâm sự với phóng viên, các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, đều có một điều trăn trở. Đó là, những người được đưa tới điều trị thường là những trường hợp muộn, để lại hậu quả. Có người thì tự tử không thành, có người lại làm những chuyện mà người ta vẫn cho là “điên”. Như vậy khiến việc điều trị dứt điểm là rất khó. Nhiều trường hợp, người nhà đưa bệnh nhân đến khám rồi nhận thuốc mang về nhà điều trị. Nhưng những người thân này chỉ cần nói với người bị bệnh đó là thuốc chữa bệnh điên, thì chính những người bị bệnh sẽ không chịu uống thuốc. Bởi họ không thể ý thức được tình trạng bệnh của mình và không công nhận mình bị điên. Chính điều đó khiến cho một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Như trường hợp của bệnh nhân nữ tên Hà, mới đây gia đình lại đưa đi bệnh viện vì cô vừa tự tử lần nữa. Lần đầu tiên khi đến bệnh viện, sau ba tháng điều trị Hà đã hoàn toàn bình thường và được trở về nhà. Nhưng sau 1 năm, cô tiếp xúc và yêu một người con trai, rồi không hiểu lý do vì sao hai người chia tay khiến cô không chịu nổi và lần nữa lại tìm đến cái chết. Chỉ cần muộn hơn một chút là cô đã ra đi ở tuổi xuân phơi phới.
Theo bác sĩ Hiển, trong số bệnh nhân trí thức, công chức, có rất nhiều người trẻ tuổi, đó là những người dễ bị tổn thương về tâm lý, bản thân ít chịu thất bại trong cuộc sống. Họ thuộc mọi ngành nghề, nhất là những nghề chịu áp lực cao như công an, bác sĩ, luật sư, nhà báo… Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tâm thần cho giới công chức là stress trong công việc. Áp lực đó dẫn đến căng thẳng kéo dài, khiến tâm trí họ hoảng loạn, bất an và lâu ngày thành bệnh.
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi cho biết, có tới hơn 300 mã bệnh tâm thần. Và đi kèm với mỗi mã ấy là một bệnh án, phía sau mỗi bệnh án là một số phận với nhiều nỗi đau. Tiến sĩ Hồi nhận xét: “Trong những năm gần đây, những người mắc tâm thần do yếu tố ngoại sinh phát triển ngày càng cao. Đối với những bệnh nhân trong độ tuổi công chức, khi đến đây dường như đều đã ở thể muộn, bởi người nhà không quan tâm đến người bệnh hoặc chính họ kỳ thị với bệnh của người thân. Các bệnh nhân khi đến với chúng tôi thường thuộc nhóm thế yếu của xã hội. Mà đã mắc bệnh tâm thần rồi thì thế mạnh cũng thành thế yếu. Một người trí thức đã mất trí, loạn trí thì bi kịch lại càng lớn hơn”.
Khi người bệnh gặp một sang chấn tâm thần nào đó, ranh giới giữa một trạng thái tâm lý bình thường với một trạng thái tâm thần nhiều khi rất mong manh. Đặc biệt với những trí thức làm việc căng thẳng, thường trở nên “nhạy cảm” hơn, ít có khả năng đề kháng khi đối mặt với các sang chấn tâm lý. Lúc đó, nếu như không gặp được những liệu pháp tâm lý kịp thời, người thân thờ ơ thì có thể dẫn đến bệnh tâm thần, thậm chí là hành vi tự tử.
Bác sĩ Hiển dẫn tôi đến những phòng điều trị của bệnh nhân, có người thoạt nhìn có thể nghĩ căn bệnh này không thể đánh gục được họ, vậy mà trong những con người đó lại có những nỗi đau khiến tinh thần trở nên méo mó. Đến với các bác sĩ của bệnh viện, họ được học thiền, được nói chuyện chia sẻ, được nghe nhạc trị liệu… những nụ cười cũng đã xuất hiện trở lại trên gương mặt họ. Dường như sự tỉnh táo sẽ dần được nhen nhóm trở lại trong những cái đầu “không bình thường” ấy. Đó không chỉ là nỗ lực của các bác sĩ, của bản thân họ mà quan trọng hơn là của cả những người thân trong gia đình bệnh nhân.
Theo Petro times ngày 25/05/2011 (Diệu Thuần)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương