RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Cắt tay hành xác- Sự thật về thế giới EMO
Nỗi đau có thể là dấu hiệu của sự trưởng thành, không nhất thiết phải là sự chịu đựng. Một khi chúng ta đã rút ra được bài học mà nỗi đau mang lại cho ta thì nỗi đau sẽ tan biến.
Vậy mà các thành viên emo lại không biết cách biến những khó khăn trở ngại thành cơ hội để vươn lên. Emo không xấu. Emo không có nghĩa là tự tử. Nhưng emo với việc tự hành xác thì cần phải cực lực lên án.
Tự nhận mình là một emo, nhập viện vào một ngày cuối tháng 11/2008 tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, N. nói với BS tâm lý bằng thái độ hững hờ. Đang trải qua thời kỳ tâm lý bất ổn, không biết giải tỏa với ai nên N. đã tìm đến hành vi cắt tay với mong muốn quên đi nỗi đau về tinh thần. Tin rằng chẳng ai có thể hiểu mình, N. rất thản nhiên trước những lo lắng của mẹ. Khuôn mặt xinh xắn của em bị che một phần bởi mái tóc ép chải ngôi lệch, hắt sang một bên, trang phục theo phong cách đường phố cực kỳ phóng khoáng. Dường như em cố giấu đi sự chán nản và thất vọng mặc dù em đang có một cuộc sống hoàn hảo. Mẹ N. kể em cũng yêu thích mọi thứ như những trẻ khác: muốn kết bạn, tới rạp xem phim, xem ca nhạc, cười và khóc …Tuy nhiên, chị chưa hiểu được con mình. N. cảm nhận thế giới xung quanh theo một cách khác biệt, không thích theo khuôn mẫu, thích thể hiện cá tính, thích bảo vệ “cái tôi” quá mức.
Thanh thiếu niên tự cho mình là emo bởi nhận thấy mình có nhiều cảm xúc trước một số sự việc nhưng không thể chia sẻ cùng bố mẹ, người thân, chỉ có thể chia sẻ với người cùng tâm trạng, hoặc ôm giữ cho riêng mình. Chẳng hạn: giận dỗi vì bị bố mẹ la mắng, buồn chán hoặc bị cấm yêu. Đúng là emo tự cắt vào da thịt mình, nhưng vết cắt giúp họ giải tỏa nỗi đau tâm hồn mà họ phải chịu đựng, những người không phải là emo thì sao có thể hiểu được emo chứ (!). Emo có thể rất ghét bố mẹ và cực kỳ tuyệt vọng.
Emo không mới trong giới trẻ thế giới, song đam mê bệnh hoạn theo kiểu “đau mới thấy thích” dẫn đến việc tự cắt cổ tay hành xác đang lan truyền ở một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam. Các bậc cha mẹ cần thấu hiểu đứa con mới lớn của mình, chia sẻ tâm tư với con nhiều hơn tránh cho con mình khỏi lực hút của cái gọi là “những đứa trẻ emo”. Nói cho các em biết có nhiều cách tốt hơn để sống thực với chính mình, đừng “bắt chước” theo lối sống mới để rồi lại đánh mất chính mình!
Emo là viết tắt của “emotional hardcore”, ban đầu là một thể loại nhạc nhạc bắt nguồn từ sân khấu hardcore của Washington D.C vào giữa những năm 80, sau dần được chuyển thành cách ăn mặc, rồi hình thức bên ngoài, lẫn bên trong, trở thành một trào lưu sống dựa theo cảm xúc. Trên thực tế, những fan của emo thế hệ mới là những cô cậu bé tử tế, họ bắt chước cách thể hiện nỗi buồn của những người theo trường phái thích thể hiện sự khổ sở. Đó không phải là điều gì khác ngoài những cảm xúc lộn xộn của lứa tuổi thiếu niên.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tác động của emo chỉ khiến người ta sống thật hơn bằng cảm xúc của mình. Song đáng tiếc rằng nhiều học sinh tuổi “teen” Việt nam biến emo thành thứ tín đồ của cắt tay hành xác, bỏ bê học hành, có khi chỉ vì tâm lý hiếu kỳ, bắt chước, học đòi, thích gây chú ý để được nổi bật chứ chưa chắc đã hiểu emo là gì. Nếu văn hoá emo chỉ là thứ gì đó giống với đam mê âm nhạc thì chẳng có gì quá nghiêm trọng. Còn nếu ai đi xa hơn, người đó có vấn đề. Tự làm đau mình thường là những người thích tự tử, một hiện tượng đáng báo động của căn bệnh trầm cảm.
Nhiều bạn trẻ thích trang phục kiểu emo, vì điều đó khiến họ được chú ý hơn và cảm thấy mình đặc biệt. OK! Bạn cứ việc sơn móng tay màu đen, mặc đồ đen và nghe nhạc Rock, nhưng hành động tự làm đau mình thì không thể chấp nhận.
Cần ngăn chặn ngay lối sống tiêu cực này. Các vị phụ huynh dù bận đến mấy cũng nên dành thời gian quan tâm chia sẻ tình cảm với con nhiều hơn, để con tin cậy và sẵn sàng chia sẻ tâm tư. Bố mẹ hãy là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, kiên quyết tẩy chay thái độ bất mãn từ phía con cái. Có như vậy mới mong cho các con tiến bộ, tiến xa và thành người có ích trong tương lai.
TS Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương