RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Cấp cứu tâm thần ban đầu
Cấp cứu ban đầu là việc cứu người bị thương trước khi được điều trị y khoa. Mục đích của mọi cuộc sơ cứu đều nhằm:
1. Bảo vệ tính mạng.
2. Ngăn chặn không cho thương tổn hoặc bệnh nặng lên.
3. Băng bó, hàn gắn.
4. Tạo sự thoải mái dễ chịu cho người bệnh.
Cấp cứu tâm thần ban đầu là việc cứu giúp người gặp vấn đề về tâm thần hoặc đang trong cơn bệnh tâm thần. Cấp cứu tâm thần ban đầu được tiến hành cho đến khi người bệnh được điều trị chuyên khoa hoặc cho đến khi hết cơn bệnh. Mục đích của cấp cứu tâm thần ban đầu là:
1. Bảo vệ tính mạng khi người bệnh trở nên nguy hiểm cho bản thân hoặc người xung quanh.
2. Ngăn không cho bệnh nặng thêm.
3. Hỗ trợ sự hồi phục về tâm thần.
4. Làm cho người bệnh dễ chịu.
Cấp cứu tâm thần ban đầu không dạy người ta trở thành các nhà trị liệu. Thực ra đó là việc hướng dẫn người ta nhận biết các triệu chứng của các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, dạy người ta biết trợ giúp ngay từ đầu và biết đường hướng để đưa người bệnh đến nơi cứu chữa chuyên môn thích hợp.
VÌ SAO PHẢI CẤP CỨU TÂM THẦN BAN ĐẦU ?
Có nhiều lý do tại sao người ta phải học cấp cứu tâm thần ban đầu
Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần là những vấn đề thường gặp. Nhất là trầm cảm, lo âu và lạm dụng rượu, ma tuý. Trong suốt cuộc đời, mỗi người đều có nhiều khả năng gặp phải những vấn đề rắc rối về sức khoẻ tâm thần của chính bản thân hoặc của những người tiếp xúc gần gũi.
Người ta thường có thành kiến về các vấn đề tâm thần. Thành kiến này thường ngăn cản người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ. Người ta thường e ngại khi nói với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp về các vấn đề tâm thần. Họ còn có thể từ chối cả việc tìm kiếm sự cứu chữa chuyên môn vì lo sợ liệu người khác sẽ nghĩ gì về họ khi có vấn đề về tâm thần.
Nhiều người dân không được biết đủ thông tin về việc làm thế nào nhận biết các vấn đề sức khỏe tâm thần và hiện có những cách điều trị nào là hữu hiệu. Họ có thể hoàn toàn không tìm sự trợ giúp, hoặc tìm cách cứu chữa sai. Với một ý thức cộng đồng cao hơn về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, người ta sẽ có thể nhận biết các vấn đề của họ và cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sự cứu chữa chuyên môn, như việc nói cho bác sỹ đa khoa của họ biết chẳng hạn.
Có những nhà chuyên môn (như bác sỹ đa khoa, nhà tư vấn, nhà tâm lý và bác sỹ tâm thần) có thể cứu chữa người mắc phải các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, cũng như mọi tai nạn hoặc cấp cứu nội khoa khác, cứu chữa chuyên khoa không phải lúc nào cũng trong tầm tay khi cơn bệnh về tâm thần vừa mới xuất hiện.
Đó là lúc mà các thành viên của cộng đồng có thể ngay lập tức hỗ trợ người bệnh và giúp tìm được sự cứu chữa chuyên môn.
Một số trong các vấn đề về sức khoẻ tâm thần làm cho người bệnh không còn đủ khả năng suy nghĩ mạch lạc và quyết định đúng đắn được nữa. Những người này có khi không nhận biết được là họ cần được cứu chữa hoặc đang có sẵn những trợ giúp hữu hiệu giành cho họ.
Khi phải đối mặt với một tai nạn, mọi người trong cộng đồng thường lúng túng không biết đối phó ra sao trừ khi đã được tập huấn về cấp cứu ban đầu. Một người rất mong muốn trợ giúp khi gặp một tai nạn rất có thể sẽ từ chối không dám cứu chữa vì sợ rằng sẽ làm một việc gì đó sai hoặc rất có thể thực tế lại làm cho bệnh nặng thêm vì không biết làm thế nào cho đúng, ví như việc dịch chuyển không cần thiết đối với chấn thương cột sống chẳng hạn. Cũng tương tự, trong tình huống cấp cứu tâm thần, hành động của người trợ giúp sẽ quyết định việc cứu chữa và/hoặc phục hồi cho người bệnh nhanh chóng đến mức nào.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CẤP CỨU TÂM THẦN BAN ĐẦU
Trong mọi khoá học cấp cứu ban đầu (sơ cứu), học viên đều học cách cứu người bị thương hay bị bệnh. Kế hoạch hành động dạy học viên cách giữ bình tĩnh và tự tin, và hành động xử trí đúng cách cứu chữa tốt nhất. Kế hoạch hành động trong cấp cứu ban đầu có năm hành động cơ bản. Các chương 3,4,5 và 6 sẽ diễn giải các hành động này được áp dụng như thế nào trong cấp cứu các vấn đề sức khoẻ tâm thần của trầm cảm, các rối loạn lo âu, bệnh loạn thần và các rối loạn lạm dụng chất.
Mặc dù hành động được ưu tiên cao nhất là việc đánh giá nguy cơ tự sát hoặc gây hại, nhưng các hành động khác trong số đã nêu đôi khi lại là việc phải làm trước tiên. Vì thế mà gọi đó là các hành động thay vì gọi là các bước. Người làm cấp cứu phải cân nhắc xét đoán thứ tự các hành động. Đánh giá nguy cơ tự sát có thể là việc cần làm ngay. Tuy vậy, trong những trường hợp khác, chỉ có mỗi một cách là sau khi lắng nghe người bệnh, thì nguy cơ tổn hại mới được bộc lộ.
Nguồn: Kitchener BA & Jorm AF. (2002) Mental Health First Aid Manual.
ORYGEN Research Centre, Melbourne.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương