RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Stress - Chất muối của cuộc sống
Chứng bệnh căng thẳng thần kinh (stress) đang ngày một hoành hành và trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại. Xung quanh vấn để này, phóng viên Hà Nội Ngàn năm đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương.
Phóng viên (PV): Có người cho rằng, căng thẳng đang trở thành bệnh dịch của thế kỷ 21. Ông nghĩ như thế nào về điều này?
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi: Nhận xét như thế rất đúng. Các thống kê dịch tễ học về Sức khoẻ tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, các rối loạn (bệnh tật) liên quan đến stress đang gia tăng và ngày càng gia tăng, tỷ lệ chung dân trong dân số có thể từ 5% - 10% và đến 15% - 20% theo thống kê của nhiều nước. Riêng Việt Nam, chưa có điều tra dịch tễ quốc gia về sức khoẻ tâm thần, nhưng các khảo sát sơ bộ ở nhiều địa phương cũng cho các tỷ lệ không khác biệt so với tình hình chung của các nước. Chúng ta chưa quan tâm đúng mức và đúng cách tới sức khoẻ tâm thần. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới về gánh nặng bệnh tật: các rối loạn tâm thần chiếm 11% vào năm 1990, sẽ tăng lên 15% vào năm 2020.
P.V: Trong những nguyên nhân gây nên chứng căng thẳng thần kinh thì yếu tố sinh học, xã hội hay tâm lý là lý do hàng đầu?
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi: Đối với một cộng đồng, một địa phương, một quốc gia thì nhân tố xã hội là lý do hàng đầu. Đối với từng cá nhân người bệnh, thì cần phải xem xét đồng thời trên cả ba mặt: sinh học, tâm lý và xã hội không thể tách rời nhau, không thể nhân mạnh mặt này mà bỏ sót hoặc xem nhẹ mặt kia. Trên thực tế khám chữa bệnh, chúng tôi đánh giá và điều trị đồng thời cả ba hướng: liệu pháp sinh học (hoá dược, thuốc men), liệu pháp tâm lý, liệu pháp gia đình và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
P.V: Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một môi trường hết sức sôi động, đòi hỏi mọi người phải luôn luôn cạnh tranh và nỗ lực hết minh. Vậy làm thế nào để vừa có một đời sống tinh thần thoải mái, vừa thực sự có khả năng đương đầu với những thử thách phía trước của cuộc sống?
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi: Stress, căng thẳng là một tất yếu khách quan, là vấn đề ngày càng lớn của thời đại. Công nghiệp hoá, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, ... nhịp sống ngày càng khẩn trương, căng thẳng, ngày càng nhiều thử thách có khi là những sức ép rất mạnh. Rồi đến những thay đổi về mặt xã hội: sự phân hoá xã hội, nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, các bất cập của nền giáo dục, của nền y tế, sự thay đổi cơ cấu gia đình, mất đi các giá trị của gia đình truyền thống .... Nói đến stress thì phải nói đến sự thích ứng, phải thích nghi với những đòi hỏi của cuộc sống. Chúng ta đã vượt qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh, của nghèo nàn lạc hậu, nhất định chúng ta cũng có thể xây dựng được một đời sống tinh thần tốt đẹp trong thời kỳ đổi mới. Vai trò của công tác phòng bệnh, vệ sinh tâm thần, giáo dục nâng cao sức khoẻ tâm thần sẽ trở nên ngày càng quan trọng.
P.V: Đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, những căng thẳng trong cuộc sống rất dễ dẫn đến những việc làm thiếu suy nghĩ, đôi khi gây nên những hậu quả đáng tiếc. Ông có lời khuyên gì với đối tượng này để vượt qua những quá tải?
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi: Thanh thiếu niên cần được giáo dục và rèn luyện tốt hơn, chuẩn bị tốt hơn về mặt tâm lý khi đứng trước các khó khăn của cuộc sống: thất bại trong học tập, thi cử, không xin được việc làm, thất bại trong tình yêu, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, thất bại trong thi đấu thể thao, ... Chẳng có cách nào khác là đứng dậy mà đi, không gục ngã về tinh thần. Ngược lại, cũng cần đề phòng mắc phải bệnh " ngôi sao", không chủ quan buông thả khi dễ dàng có những thành công liên tiếp. Tôi muốn trao đổi với các em ý kiến của một nhà khoa học về stress: Stress là chất muối của cuộc sống, nếu không có stress thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị.
P.V: Với chức năng của mình, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương đã làm gì để góp phần giúp mọi người dân biết tự phòng bệnh?
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi: Mai Hương là bệnh viện tâm thần ban ngày đầu tiên của cả nước được định hướng theo mô hình "Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng" năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và hiện đại. Bệnh viện đã có những đóng góp toàn diện trên các phương diện: dự phòng, khám chữa sớm, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, rối loạn do stress, ... Riêng về nhóm bệnh do căng thẳng, bệnh viện đã xây dựng một phim tài liệu khoa học 45 phút có tên "Hãy coi chừng stress" phát trên Đài truyền hình Việt Nam. Trong thực hành khám chữa bệnh, chúng tôi thực hiện điều trị chăm sóc toàn diện trên cả 3 mặt sinh học - tâm lý - xã hội và có những thành công đáng khích lệ.
P.V: Xin cảm ơn Tiến sĩ về cuộc trao đổi bổ ích này!
(Tạp chí Hà Nội ngàn năm- số 32 (145) Tháng 5/2006)
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương