RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Tuân thủ dùng thuốc trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần như: nhận thức, cảm xúc, hành vi tác phong, xuất hiện các triệu chứng dương tính, các triệu chứng âm tính, làm cho bệnh nhân không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội nếu không được điều trị sớm và tích cực.
Trong điều trị bệnh Tâm thần phân liệt, song song với trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động và phục hồi chức năng nhằm làm giảm nguy cơ tái phát, thì việc sử dụng thuốc an thần kinh đúng cách có vai trò đặc biệt quan trọng, vì ngoài tác dụng làm yên dịu các tình trạng hưng phấn và kích động, chống loạn thần(hoang tưởng, ảo giác,..), thuốc an thần kinh đã cởi trói, giúp bệnh nhân tâm thần thoát khỏi 4 bức tường bệnh viện và việc phục vụ, hướng dẫn bệnh nhân ngoại trú, tại nhà tham gia lao động sản xuất và học nghề được thuận lợi hơn.
Thuốc an thần kinh hiện nay gồm: Thuốc an thần kinh điển hình được sử dụng tại cộng đồng như: Aminazin, Tisercin, Haloperidol…Thuốc an thần kinh không điển hình có: Risperidone, Olanzapin, Solian, Chlozapin,... Những an thần kinh không điển hình ít tác dụng phụ hơn, hiệu quả tốt đối với hoạt động nhận thức của bệnh nhân trên cả 3 lĩnh vực (chú ý, trí nhớ, nhận biết,..v.v.). Ngoài ra còn có thuốc an thần kinh tác dụng kéo dài được áp dụng cho bệnh nhân không chịu uống thuốc đều hàng ngày như: fluphenazine decanoate, haldol decanoate,...
Khi sử dụng thuốc an thần kinh cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Một là: xác định đầy đủ các triệu chứng cần phải chỉ định điều trị và loại trừ các trường hợp chống chỉ định; Hai là: lựa chọn đúng thuốc, đúng liều thích hợp cho người bệnh và từng thể bệnh; Ba là: chia liều thích hợp trong ngày (không nên chia nhỏ giọt từng lần); Bốn là: tốc độ tăng liều nhanh hoặc chậm thích hợp cho người bệnh để đạt khả năng tối đa trong điều trị, tránh hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc do sử dụng liều nhỏ giọt, giập khuôn dễ dàng gây ra trạng thái bán cấp kéo dài; Năm là: giảm liều từ từ trong quá trình điều trị để giữ được trạng thái ổn định của bệnh nhân. Phối hợp điều trị duy trì bằng thuốc với giáo dục cho gia đình bệnh nhân về kỹ năng chăm sóc, quản lý thuốc và cho thuốc uống đều hàng ngày, biết cách phát hiện sớm dấu hiệu tái phát để can thiệp sớm; Sáu là: kiểm tra các thông số sinh lý về máu, nước tiểu, huyết áp, nhiệt độ,..và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc để xử lý kịp thời.
Có thể nói việc điều trị chăm sóc người bệnh tâm thần ngày nay không phải chỉ do các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần mà còn do các thầy thuốc đa khoa ở tuyến cơ sở, các nhân viên Y tế cộng đồng. do vậy các Y, Bác sỹ tuyến cơ sở, nhân viên Y tế cộng đồng, gia đình người bệnh cần thực hiện đúng y lệnh của thầy thuốc chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều thuốc, không tự ý ngừng thuốc, thường xuyên phối hợp với Y, Bác sỹ chuyên khoa tâm thần trong việc điều trị, chăm sóc người bệnh tâm thần nhằm giúp người bệnh sớm hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.
BSCKII: Bùi Lưu Hưng – Phó trưởng khoa Lâm sàng
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023